Zalo

Các loại thực phẩm có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và hoạt động của cơ thể. Trong khi chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thì chế độ ăn ít chất dinh dưỡng và nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm suy giảm miễn dịch. Vậy đâu là nhóm thực phẩm làm giảm miễn dịch mà chúng ta nên tránh?

1. Đặc điểm các loại thực phẩm làm suy yếu miễn dịch

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh có thể mắc phải, như cảm lạnh và cúm. Dinh dưỡng là một phần quan trọng để đảm bảo hệ thống miễn dịch luôn mạnh khỏe. Việc thường xuyên tiêu thụ một số thực phẩm làm giảm miễn dịch có thể ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường dẫn đến làm giảm khả năng hoạt động tốt nhất. 

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, đồ ăn làm suy giảm hệ miễn dịch là thức ăn nhiều đường và dư thừa muối có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số tình trạng tự miễn dịch và các bệnh mãn tính khác. Mặt khác, ăn thực phẩm có chứa một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin C, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh có thể mắc phải
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh có thể mắc phải

2. Điểm mặt các loại thực phẩm làm suy yếu hệ thống miễn dịch

2.1. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Những loại thực phẩm làm giảm miễn dịch thường chứa nhiều chất béo, đường và chất phụ gia gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Một số thực phẩm chế biến có hàm lượng phụ gia cao, bao gồm thực phẩm đóng hộp, bữa ăn nấu bằng lò vi sóng, khoai tây chiên, bánh ngọt và bánh quy. 

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng những người có chế độ ăn nhiều chất phụ gia có nhiều khả năng bị béo phì, viêm nhiễm liên quan đến miễn dịch và kháng insulin.

Trong khi đó, một đánh giá năm 2014 của các nghiên cứu đã lưu ý rằng việc ăn nhiều muối, đường tinh luyện, chất béo bão hòa và axit béo omega-6, cùng với việc thiếu axit béo omega-3, có thể làm suy giảm miễn dịch.

Đồng thời, việc ăn quá nhiều đường và chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo, có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm, kháng insulin, cũng như rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

2.2. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường

Những người có chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch vành và tiểu đường loại 2. Một số thực phẩm có xu hướng chứa nhiều đường bao gồm các loại mứt, đồ ngọt, bánh quy, bánh ngọt, sữa có hương vị, ngũ cốc ăn sáng có đường và nước có ga.

Ngoài ra, ăn một chế độ ăn nhiều đường có thể hạn chế khả năng chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch. Các loại thực phẩm làm giảm miễn dịch do làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu và tăng tình trạng viêm.

2.3. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế

Thực phẩm được chế biến và chứa nhiều carbohydrate tinh chế như bột mì trắng và đường tinh luyện, có liên quan đến việc làm tăng tình trạng viêm và căng thẳng oxy hóa từ đó làm tăng nguy cơ gây hại cho hệ thống miễn dịch.

Một số thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế cao bao gồm gạo trắng, bánh mì trắng, kẹo, bánh quy và bánh ngọt làm bằng bột mì trắng.

2.4. Đồ uống có nhiều đường

Việc ăn quá nhiều đường, đặc biệt là qua đồ uống có đường, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và góp phần làm suy giảm miễn dịch

Theo một đánh giá năm 2022 trên tạp chí Human Immunology, việc hấp thụ quá nhiều fructose- một loại đường có trong thành phần của các loại nước ngọt, sẽ làm thay đổi cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột khiến các chủng vi khuẩn có lợi gặp khó khăn hơn trong việc phát triển. 

Lượng đường trong máu duy trì ở mức cao cũng có thể làm thay đổi tính thấm của ruột, góp phần gây viêm mãn tính. Mặc dù viêm là một bước bình thường trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể, nhưng viêm mãn tính có thể khiến hệ thống miễn dịch phải làm việc quá sức để tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng mới. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ có thể bị tăng lượng đường trong máu lâu hơn những người bình thường.

Ngoài ra, chế độ ăn sử dụng nhiều loại đồ uống có đường có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh tự miễn, bao gồm viêm khớp dạng thấp, ở một số đối tượng.

2.4. Đồ ăn mặn

Thực phẩm mặn như khoai tây chiên và các loại thức ăn đông lạnh là những thực phẩm làm giảm miễn dịch. Nguyên nhân là do chế độ ăn nhiều muối có thể gây viêm mô và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch.

Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 với 6 người đàn ông khỏe mạnh lần đầu tiên tiêu thụ 12 gam muối mỗi ngày trong 50 ngày. Tiếp theo là khoảng 50 ngày tiêu thụ 9 gam muối mỗi ngày và sau đó tiêu thụ 6 gam mỗi ngày trong thời gian tương tự. Cuối cùng, họ tiêu thụ 12 gam mỗi ngày trong 30 ngày nữa. Với chế độ ăn nhiều muối chứa 12 gam mỗi ngày, nam giới có lượng tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu đơn nhân và các dấu hiệu viêm IL-23 và IL-6 cao hơn. Họ cũng có lượng protein chống viêm IL-10 thấp hơn, cho thấy phản ứng miễn dịch quá mức.

Đồng thời, các loại đồ ăn chứa nhiều muối cũng có thể ức chế chức năng miễn dịch bình thường, ngăn chặn phản ứng chống viêm, thay đổi vi khuẩn đường ruột và thúc đẩy sản sinh các tế bào miễn dịch có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối đã được chứng minh là làm trầm trọng thêm các bệnh tự miễn hiện có như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.

2.5. Thực phẩm giàu chất béo omega-6

Cơ thể cần cả hai loại chất béo là omega-6 và omega-3 để hoạt động. Chế độ ăn uống của phương Tây có xu hướng giàu chất béo omega-6 và ít omega-3. Sự mất cân bằng này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể gây suy giảm miễn dịch.

Chế độ ăn nhiều chất béo omega-6 thúc đẩy quá trình gây viêm có thể làm suy giảm miễn dịch, trong khi chế độ ăn nhiều chất béo omega-3 làm tăng cường chức năng miễn dịch.

Hơn nữa, các nghiên cứu ở những người mắc bệnh béo phì chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo omega-6 có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất béo omega-6 và phản ứng miễn dịch rất phức tạp và cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người.

Các nhà khoa học khuyên rằng chúng ta nên duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa chất béo omega-6 và omega-3, được coi là khoảng 1:1 đến 4:1, để tăng cường sức khỏe tổng thể. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, quả óc chó và hạt chia. Trong khi, các thực phẩm giàu omega-6 như dầu hạt cải hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành. Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 và ít thực phẩm giàu omega-6 hơn có thể thúc đẩy chức năng miễn dịch tối ưu.

2.6. Thịt đỏ và thịt chế biến

Mặc dù thịt đỏ có thể có một vị trí trong chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng việc ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm suy giảm miễn dịch. Khi thịt đỏ được tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột tạo ra một chất gọi là trimethylamine (TMA), sau đó được gan chuyển hóa thành trimethylamine N-oxide (TMAO). 

Mức TMAO cao hơn thường liên quan sự phát triển của vi khuẩn đường ruột không lành mạnh. Nhiều vi khuẩn đường ruột sản xuất TMAO sống trong đường ruột liên quan đến tình trạng viêm mãn tính, có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch làm việc quá sức.

Thịt chế biến là loại thực phẩm làm giảm miễn dịch do chứa nhiều chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và ít chất béo không bão hòa có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể góp phần gây viêm toàn thân và gây hại cho chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, việc ăn nhiều thịt chế biến sẵn và thịt cháy có liên quan việc tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể gây hại làm suy giảm miễn dịch.

2.7. Đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh là những thực phẩm làm giảm miễn dịch do có thể gây viêm, tăng tính thấm của ruột và gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi dẫn đến làm cơ thể yếu đi.

Thức ăn nhanh cũng có thể chứa các hóa chất bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và diisononyl phthalate (DiNP), là hai loại phthalate. Phthalates có thể thấm vào thức ăn nhanh như qua bao bì hoặc găng tay nhựa đeo trong quá trình chuẩn bị thức ăn. 

Phthalates được biết là có thể phá vỡ hệ thống nội tiết hoặc sản xuất hormone của cơ thể. Chúng cũng có thể làm tăng sản xuất các protein gây viêm và làm suy yếu miễn dịch với mầm bệnh và gây ra rối loạn điều hòa miễn dịch. Ngoài ra, thành phần phthalates có thể làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột, điều này ảnh hưởng làm suy yếu miễn dịch.

Thức ăn nhanh là những thực phẩm làm giảm miễn dịch
Thức ăn nhanh là những thực phẩm làm giảm miễn dịch

2.8. Thực phẩm có chứa một số chất phụ gia

Nhiều mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm siêu chế biến, có chứa chất phụ gia để cải thiện thời hạn sử dụng, kết cấu và hương vị. Cụ thể, một số chất nhũ hóa được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn để cải thiện kết cấu và thời hạn sử dụng, có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, gây hại cho niêm mạc ruột và gây viêm, tất cả đều có thể gây ra rối loạn chức năng miễn dịch.

Các thành phần khác như xi-rô ngô, muối, chất làm ngọt nhân tạo và phụ gia thực phẩm tự nhiên citrate trong các loại thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dẫn đến suy yếu miễn dịch.

2.9. Một số thực phẩm giàu chất béo

Những đồ ăn làm suy giảm hệ miễn dịch còn bao gồm các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và ít chất béo không bão hòa có thể gây rối loạn chức năng miễn dịch.

Lượng chất béo bão hòa cao có thể kích hoạt một số con đường truyền tín hiệu gây viêm, do đó ức chế chức năng miễn dịch. Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm nhiều chất béo cũng có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch và chức năng hoạt động của tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu về loài gặm nhấm cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột và làm tổn thương niêm mạc ruột, từ đó tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng và bệnh tật.

2.10. Rượu

Rượu cũng là loại đồ uống ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Một đánh giá năm 2021 trên Toxicology Reports lưu ý rằng, rượu có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng của vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột và góp phần tạo ra hàng rào ruột kém chức năng hơn, nghĩa là cơ thể dễ bị bệnh hơn. 

Uống quá nhiều rượu cũng có thể ức chế khả năng tạo ra các kháng thể cần thiết của hệ thống miễn dịch thích ứng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus cúm.

Rượu cũng có thể giảm chất lượng giấc ngủ. Theo cơ quan phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CDC, nếu bạn muốn thỉnh thoảng uống rượu, hãy uống có chừng mực, khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày là đủ.

2.11. Đồ uống có chứa caffeine

Cà phê và trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách giảm viêm. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều các thực phẩm chứa caffein có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ dẫn đến làm suy giảm miễn dịch

Có thể thấy những thực phẩm làm giảm miễn dịch vốn xuất hiện khá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày, do đó để hạn chế điều này bạn cần chủ động sử dụng những thực phẩm tươi sống có lợi cho sức khỏe để từ đó nâng cao miễn dịch cho bản thân nhằm chống lại bệnh tật.

Nguồn: healthline.com - eatingwell.com - medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Tăng đề kháng bằng cách nào thì hiệu quả?

Tăng đề kháng bằng cách nào thì hiệu quả?

Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe tốt nhất?

Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe tốt nhất?

Những món ăn tăng đề kháng dễ làm nhất

Những món ăn tăng đề kháng dễ làm nhất

22

Bài viết hữu ích?