Zalo

Tăng đề kháng bằng cách nào thì hiệu quả?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sức đề kháng hay hệ thống miễn dịch là một phần rất quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ bảo vệ khỏi các tác nhân nhiễm trùng. Do đó việc duy trì và tăng cường đề kháng rất được quan tâm. Vậy chúng ta cần tăng đề kháng bằng cách nào?

1. Vì sao phải tăng đề kháng cho cơ thể?

Để đi tìm đáp án cho câu hỏi tăng đề kháng bằng cách nào, chúng ta nên biết lý do vì sao phải làm việc này. Sức đề kháng là cách gọi khác cho sức khỏe của hệ miễn dịch trong cơ thể, đó là sự cộng tác giữa các cơ quan, tế bào và các kháng thể (bản chất là protein) nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng). 

Sức đề kháng của chúng ta sẽ thay đổi theo tuổi tác và từng thời điểm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Những lần phơi nhiễm hoặc tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ “hướng dẫn” cho hệ thống miễn dịch cách nhận biết tác nhân gây bệnh sau này trong cuộc sống, kết quả là cơ thể sẽ tiêu diệt và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia cho biết không có quá nhiều trường hợp hệ thống miễn dịch suy yếu hoàn toàn, thay vào đó chỉ suy yếu một phần. Tuy nhiên điều này cũng là đủ để dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ bên ngoài. Một số người sẽ có hệ thống miễn dịch mạnh hơn những người khác, do đó họ ít khả năng mắc bệnh hơn do cơ thể có khả năng chống lại nhiều loại tác nhân nhiễm trùng hơn. Và đây chính là lý do chính để chúng ta phải có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tìm ra những biện pháp nhằm giải đáp vấn đề tăng đề kháng bằng cách nào là một trong những quan tâm hàng đầu của chuyên gia sức khỏe
Tìm ra những biện pháp nhằm giải đáp vấn đề tăng đề kháng bằng cách nào là một trong những quan tâm hàng đầu của chuyên gia sức khỏe

Câu hỏi đặt ra là nên làm gì để xác định hệ miễn dịch của một người là yếu hay mạnh. Thật không may, hầu hết các trường hợp chỉ phát hiện hệ thống miễn dịch bị suy yếu khi mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng, và đồng thời hiện nay cũng không có bất kỳ xét nghiệm riêng lẻ nào có thể kiểm tra chính xác sức khỏe của hệ thống miễn dịch.  

Tuổi tác đóng một vai trò quan trọng trong khả năng biểu hiện sự khỏe mạnh của sức đề kháng. Trẻ nhỏ lần đầu tiên bị nhiễm trùng có xu hướng biểu hiện triệu chứng nhiều hơn người lớn, trong khi đó người lớn tuổi lại có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên khả năng chống lại bệnh tật sẽ không tốt như khi họ còn trẻ.

2. Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách nào, cần chú ý điều gì?

Để tìm ra những biện pháp nhằm giải đáp vấn đề tăng đề kháng bằng cách nào, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa những thói quen sống và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Kết quả cho đến hiện tại cho thấy quan trọng nhất vẫn là duy trì lối sống lành mạnh kết hợp tiêm chủng đầy đủ để có sức đề kháng tốt nhất. 

Hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận các loại thực phẩm bổ sung chỉ hữu ích cho người bị thiếu chất dinh dưỡng và với người ăn uống đầy đủ thì nó không tác động nhiều đến hệ thống miễn dịch. Vậy cụ thể chúng ta cần làm gì để tăng sức đề kháng? Các chuyên gia gợi ý những biện pháp sau:

2.1. Tăng cường tiêu thụ trái cây và rau quả tươi mỗi ngày

Làm gì để tăng sức đề kháng? Các vi chất dinh dưỡng mà trái cây và rau củ quả tươi cung cấp sẽ đảm bảo cơ thể không bị thiếu các thành phần dinh dưỡng quan trọng, có thể kể đến như kẽm và vitamin A. Hệ thống miễn dịch cần chúng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Kèm theo đó, lượng chất xơ dồi dào đến từ trái cây và rau quả tươi có thể giúp hệ vi sinh vật đường ruột tạo ra các hợp chất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, tiêu thụ trái cây, rau quả tươi chính là đáp án đầu tiên cho thắc mắc tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách nào?

Tập thể dục giúp điều hòa miễn dịch
Tập thể dục giúp điều hòa miễn dịch 

2.2. Duy trì hoạt động thể chất phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy sức đề kháng hay sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch rất nhạy cảm với việc tập thể dục, cụ thể hơn thói quen tốt này và cơ chế điều hòa miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại với nhau. Quá trình tập thể dục, như đi bộ mỗi ngày, sẽ tác động đến cơ chế điều hòa miễn dịch thông qua các tế bào và đi kèm với đó là khả năng chống viêm. Kết quả là sức đề kháng gia tăng và nguy cơ mắc bệnh thấp xuống.

2.3. Ngủ đủ giấc

Khi giấc ngủ không được đảm bảo, hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Mất ngủ làm giảm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên, đồng thời làm tăng nguy cơ tiến triển ung thư và nhiễm virus, tạo ra các cytokine tiền viêm, tăng khả năng rối loạn chức năng tim mạch và chuyển hóa, cuối cùng là ức chế sản xuất kháng thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để tăng đề kháng thì bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, cụ thể là ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.

2.4. Kiểm soát căng thẳng.

Căng thẳng dưới mọi hình thức, từ tâm lý cho đến thể chất, đều trực tiếp gây suy yếu các bộ phận của hệ thống miễn dịch, qua đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc kích hoạt lại virus đang ẩn náu bên trong cơ thể. Ví dụ điển hình là bệnh Zona, một dạng phát ban gây đau đớn dữ dội khi virus gây bệnh thủy đậu tái hoạt động, thường bùng phát mạnh mẽ ở những người bị căng thẳng mãn tính

Căng thẳng cũng có thể khiến quá trình "tuần tra" của hệ thống miễn dịch bị rối loạn, cụ thể là ảnh hưởng đến những tế bào có nhiệm vụ ra lệnh cho hệ thống miễn dịch ngăn chặn một cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh. Khi tình trạng này xảy ra, phản ứng viêm có thể diễn ra nhiều hơn và mạnh hơn. Nổi mề đay là một ví dụ về sự suy giảm hoạt động “tuần tra” của hệ thống miễn dịch do căng thẳng gây ra. 

Tóm lại, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần biết cách kiểm soát stress vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm hệ miễn dịch.

2.5. Hạn chế sử dụng bia rượu

Nếu bạn đang không biết làm gì để tăng sức đề kháng thì giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả là hạn chế uống bia rượu. Các nghiên cứu cho thấy chính bia rượu gây phá vỡ các con đường miễn dịch và trực tiếp làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, đồng thời còn góp phần gây tổn thương các cơ quan chuyển hóa rượu và cản trở quá trình phục hồi mô sau chấn thương.

2.5. Không hút thuốc lá

Các nghiên cứu cho thấy thuốc là là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các phản ứng miễn dịch gây bệnh và/ hoặc làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể. Do đó, với câu hỏi tăng đề kháng bằng cách nào, các chuyên gia khuyến cáo một trong số đó là từ bỏ thuốc lá.

2.6. Tiêm vắc xin đầy đủ

Vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại tác nhân nhiễm trùng trước khi chúng kịp gây bệnh. Vì vậy từ rất lâu thì tiêm vắc xin đã là một biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể 

2.7. Bổ sung kẽm theo chỉ định bác sĩ

Bổ sung kẽm khi mới khởi phát nhiễm trùng đường hô hấp có thể hỗ trợ làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài các triệu chứng. Điều này cho thấy kẽm có vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Để bổ sung kẽm hiệu quả, bạn cần trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn đề nhãn hiệu và liều lượng phù hợp.

Tóm lại, có rất nhiều cách giúp bạn tăng đề kháng. Trong trường hợp không biết phải làm thế nào thì hãy thử áp dụng liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Tài liệu tham khảo: Cuimc.columbia.edu, Www.cdc.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Nên uống vitamin gì để tăng sức đề kháng?

Nên uống vitamin gì để tăng sức đề kháng?

Hệ miễn dịch và sức đề kháng có liên quan thế nào?

Hệ miễn dịch và sức đề kháng có liên quan thế nào?

Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe tốt nhất?

Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe tốt nhất?

8

Bài viết hữu ích?