Zalo

Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tỷ lệ béo phì hiện đang tăng vọt với tốc độ nhanh chóng và đáng báo động làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy những nguy cơ tiềm ẩn của béo phì là gì?

1. Cách nhận biết béo phì và nguy cơ béo phì

Thông thường thừa cân hoặc béo phì có thể nhận định dựa vào cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể. Nếu chỉ số khối cơ thể BMI > 25 thì theo Tổ chức Y tế thế giới bạn đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân. Còn khi chỉ số này trên 30 thì bạn đang đối mặt với béo phì. Đôi khi BMI ở giới hạn cao chưa chắc đã phản ánh được lượng mỡ thừa trong cơ thể. Bởi vì với những đối tượng luyện tập thể thao thường xuyên thì lượng cơ bắp trong cơ thể khá cao và dù không có nhiều mỡ thừa thì chỉ số BMI vẫn có thể trên 30. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng thêm các chỉ số đo khác để đánh giá tình trạng béo phì chẳng hạn như đo vòng eo. 

Tuy nhiên, dựa vào chỉ số BMI vẫn phân loại được béo phì ở các mức độ nghiêm trọng như: 

  • Béo phì độ 1 có BMI từ 30 -35
  • Béo phì độ 2 có BMI từ 35 đến 40
  • Béo phì độ 3 có BMI trên 40. 
Dựa vào chỉ số BMI có thể phân loại được béo phì ở các mức độ nghiêm trọng
Dựa vào chỉ số BMI có thể phân loại được béo phì ở các mức độ nghiêm trọng

2. Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh béo phì

Béo phì có nguy cơ nào?  Đây là căn bệnh có mối nguy hiểm bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Những người mắc bệnh béo phì thường gặp tình trạng cơ thể nặng nề, mệt mỏi do thừa cân và thậm chí nguy cơ tiềm ẩn của béo phì luôn rình rập. 

2.1. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týpe 2 ở người bệnh béo phì

Béo phì là nguyên nhân khiến cho các tế bào trong cơ thể phản ứng đề kháng với insulin hormone mang đường từ máu tới nuôi dưỡng tế bào. Và khi đó được sử dụng để tạo năng lượng cho các hoạt động cơ thể. Khi xảy ra tình trạng đề kháng insulin thì lúc này đường không được các tế bào hấp thụ, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu sẽ tăng lên quá cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Đồng thời khi đó những tình trạng này sẽ ảnh hưởng một loạt và gây ra các hệ lụy về sức khoẻ như bệnh tim mạch, bệnh thận, …

2.2. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chỉ số khối cơ thể BMI tăng lên đồng nghĩa với chỉ số cholesterol - LDL, triglyceride và lượng đường máu cũng tăng lên. Tất cả những yếu tố này dẫn đến hệ luỵ của bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Những người thừa cân có nguy cơ mắc động mạch vành cao hơn so với người bình thường 32%, còn những người béo phì có nguy cơ lên tới 81%. 
  • Với người bệnh đột quỵ thì theo nghiên cứu trên 2,3 triệu người để xem xét mối liên quan giữa đột quỵ và béo phì cho thấy thừa cân làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu máu cục bộ và có thể tăng tỷ lệ này lên 22%, nhưng ở những người béo phì thì tỷ lệ này cao hơn 64%.
  • Ngưng tim được báo cáo trong các phân tích tổng hợp cho thấy những người phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 thì có nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành là 62% so với người bình thường. Và tử vong do các bệnh tim mạch khác là 53% so với người bình thường. Tỷ lệ này cũng tương tự so với nam giới. 

Có thể thấy, nguy cơ tiềm ẩn của béo phì có ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe cũng như sự sống của người bệnh. Vì vậy, việc giảm cân có thể cải thiện rõ rệt các tình trạng bệnh lý, đặc biệt là nguy cơ về bệnh tim mạch

2.3. Nguy cơ béo phì có thể gây bệnh ung thư

Khác với đái tháo đường và bệnh tim mạch thì mối liên hệ nào có nguy cơ tác động mạnh mẽ. Đó chính là mối liên quan giữa béo phì và ung thư. Tuy nhiên, mối liên quan này cũng chưa thực sự rõ ràng và cũng không phải một bệnh đơn lẻ. Theo báo cáo đánh giá toàn diện của Quỹ nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, cho thấy có những mối liên quan nhất định giữa béo phì và ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư túi mật.

2.4. Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Những người có tuổi càng tăng thì có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Nguy cơ mắc bệnh đối với phụ nữ trên 65 tuổi là 17,2% và đối với nam giới là 9,1%. Và trọng lượng cơ thể là một yếu tố rủi ro tăng nguy cơ mắc bệnh.

So với người có cân nặng bình thường, những người thừa cân có nguy cơ gặp các vấn đề về thần kinh cao hơn khoảng 36%, trong khi tỷ lệ này cao hơn đối với bệnh nhân béo phì (khoảng 42%). Những đánh giá này cho chúng ta thấy mối liên hệ chặt chẽ của bệnh béo phì và bệnh thần kinh.

2.5. Nguy cơ ảnh hưởng và suy giảm chức năng sinh sản

Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản ở cả hai giới như sau:

  • Nữ giới: suy giảm chức năng của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai,…
  • Nam giới: giảm hormone sinh dục nam hay hormone testosterone dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vô sinh,…

Không những thế béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ như nguy cơ sinh non, bị dị tật bẩm sinh,... các em bé sinh ra bởi các sản phụ bị béo phì.

Béo phì làm tăng nguy cơ ảnh hưởng và suy giảm chức năng sinh sản
Béo phì làm tăng nguy cơ ảnh hưởng và suy giảm chức năng sinh sản

2.6. Nguy cơ Ảnh hưởng đến hô hấp

Mỡ tích trữ đè nặng lên các cơ quan của hệ hô hấp như cơ hoành, phế quản,…làm cho đường thở hẹp lại, đó là lý do vì sao hơi thở của người béo phì có xu hướng nông và gấp hơn so với người bình thường. Nghiêm trọng hơn là việc mở đè nặng có thể gây khó thở vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, béo phì làm cho các triệu chứng của COVID-19 trở nên nghiêm trọng. Do việc mỡ tích trữ làm chèn ép các cơ quan hô hấp nên những người béo phì mắc bệnh COVID-19 phải cần đến sự hỗ trợ của máy móc khi xuất hiện các dấu hiệu hô hấp khó khăn.

2.7. Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản

Béo phì thường đi liền với những bệnh lý rối loạn hệ tiêu hóa do mỡ thừa bám vào ruột và cản trở hoạt động tiêu hóa. Béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cao hơn, xảy ra khi axit dạ dày bị đẩy lên thực quản.

2.8. Nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan - mật

Béo phì làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật - tình trạng mật tích tụ và cứng lại trong túi mật.

Ngoài ra, chất béo cũng có thể tích tụ ở gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ , tổn thương gan, xơ gan, viêm gan, mô sẹo và thậm chí là suy gan.

2.9. Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp

Trọng lượng tăng quá cao tạo áp lực lớn lên các khớp và hệ khung nâng đỡ, dẫn đến đau và cứng khớp.

Các bệnh lý thường thấy như: loãng xương, thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout,… Những tổn thương xương khớp do béo phì này cần được theo dõi hoặc điều trị, tránh bệnh tiến triển mạn tính và gây tổn thương không thể phục hồi.

2.10. Nguy cơ gây các vấn đề về thận

Khi thận bị hỏng và không thể thực hiện các hoạt động lọc máu như bình thường thì có nghĩa là bạn đang gặp phải các vấn đề về thận.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bao gồm đái tháo đường cũng như tăng huyết áp. Và chúng đều là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận. Do đó, béo phì có thể dẫn đến các vấn đề tồi tệ như suy thận.

2.11. Nguy cơ gây các bệnh lý về da

Người béo phì thường có nhiều nếp gấp của da trên cơ thể, do đó có thể xuất hiện tình trạng phát ban tại đó, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc hội chứng được gọi là acanthosis nigricans. Đây là tình trạng da đổi màu và dày lên, nó cũng có liên quan đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.

2.12. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Người ta đã tìm ra được mối liên hệ giữa cân nặng và tâm trạng của con người. Những nghiên cứu cho thấy rằng, những người béo phì có khả năng bị trầm cảm cao hơn những người bình thường.

Điều này xảy ra có thể là do cảm giác tự ti, bị cô lập hoặc bôi nhọ. Do xã hội vẫn còn có cái nhìn khắt khe với những người có thể trạng lớn nên những người béo phì thường cảm thấy tự ti trong các mối quan hệ xã hội của mình. Điều này về lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm.

Nếu đứng trên góc nhìn khoa học, người ta nhận ra rằng có thể có sự liên quan về mặt sinh lý giữa béo phì và trầm cảm. Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khoảng 55% trong khi ở chiều ngược lại, người bị trầm cảm có nguy cơ béo phì cao hơn 58% so với người bình thường. Những cơ chế của cơ thể có thể bao gồm kích hoạt phản ứng viêm, thay đổi trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận và kháng insulin.

Có thể thấy, béo phì là một bệnh lý nguy hiểm và là một dạng tiềm ẩn của rất nhiều bệnh lý. Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng bệnh béo phì là xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Đây là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa với công thức độc quyền từ Mỹ được rất nhiều người trong giới thượng lưu và nghệ sĩ sử dụng.

Không giống như các phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa và tiêu hao mỡ cấp độ tế bào mà không gây mất nước, mất cơ hay mệt mỏi.

Trước khi thực hiện, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu và đưa ra lộ trình truyền phù hợp nên đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, không gây xâm lấn, không tác dụng phụ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Loại bệnh tâm thần nào có liên quan đến béo phì?

Loại bệnh tâm thần nào có liên quan đến béo phì?

Những tác động ngắn hạn của béo phì

Những tác động ngắn hạn của béo phì

1 ngày phụ nữ cần bao nhiêu calo là đủ?

1 ngày phụ nữ cần bao nhiêu calo là đủ?

Cách thực hiện chế độ ăn kiêng eat clean giúp giảm cân

Cách thực hiện chế độ ăn kiêng eat clean giúp giảm cân

Căng thẳng và béo phì có liên quan đến nhau ra sao?

Căng thẳng và béo phì có liên quan đến nhau ra sao?

16

Bài viết hữu ích?