Zalo

Định nghĩa Thừa cân & Béo phì ở người trưởng thành

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì và thừa cân ở người lớn được xem như một đại dịch không lây nhiễm với rất nhiều hậu quả khôn lường. Việc xác định và chẩn đoán sớm béo phì và thừa cân vì vậy rất quan trọng. Vậy định nghĩa thừa cân, béo phì ở người lớn là gì, phân loại theo công cụ nào và dự phòng thế nào?

1. Định nghĩa thừa cân và béo phì ở người lớn

Người lớn bị thừa cân béo phì là vấn đề rất phổ biến hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thừa cân và béo phì ở người lớn được định nghĩa là tình trạng tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức, qua đó ảnh hưởng và làm suy giảm sức khỏe.

Để xác định và phân loại béo phì, thừa cân ở người lớn, chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được sử dụng. BMI là một chỉ số đơn giản khi tính toán dựa vào cân nặng theo chiều cao của một người, công thức cụ thể là cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).

Theo WHO, thừa cân và béo phì ở người lớn được phân loại như sau:

  • Chỉ số BMI dưới 18.5: Thiếu cân;
  • Chỉ số BMI từ 18.5 đến dưới 25: Cân nặng khỏe mạnh;
  • Chỉ số BMI từ 25 đến dưới 30: Thừa cân ở người lớn;
  • Chỉ số BMI từ 30 trở lên: Béo phì ở người lớn.

Tình trạng béo phì ở người lớn lại được phân chia thành các mức độ như sau:

  • Béo phì độ 1: BMI từ 30 đến dưới 35;
  • Béo phì độ 2: BMI từ 35 đến dưới 40;
  • Béo phì độ 3: BMI từ 40 trở lên (Béo phì độ 3 đôi khi được phân loại là béo phì “nghiêm trọng”).

Theo bác sĩ, chỉ số BMI cung cấp thước đo hữu ích nhất về tình trạng thừa cân và béo phì ở cấp độ dân số chung vì không có sự khác biệt giữa giới tính và độ tuổi của người trưởng thành. Tuy nhiên, BMI vẫn có giá trị rất lớn khi cung cấp những hướng dẫn sơ bộ cho những phương pháp can thiệp chuyên sâu hơn.

thừa cân ở người lớn
Nguyên nhân cơ bản khiến người lớn bị thừa cân béo phì chính là sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu hao

2. Nguyên nhân gây béo phì, thừa cân ở người lớn

Nguyên nhân cơ bản khiến người lớn bị thừa cân béo phì chính là sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu hao. Bên cạnh đó là những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất béo và đường;
  • Gia tăng tình trạng ít hoạt động thể chất do nhiều công việc hiện nay không đòi hỏi vận động cơ thể, kèm theo đó là những thay đổi trong phương thức di chuyển và mức độ đô thị hóa ngày càng tăng.

Theo các chuyên gia, những thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất thường liên quan chặt chẽ đến những thay đổi của môi trường và xã hội, bao gồm cả việc thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và giáo dục.

thừa cân ở người lớn
Nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm sẽ tăng lên cùng với sự thừa cân ở người lớn

3. Người lớn bị thừa cân béo phì nguy hiểm thế nào?

Béo phì và thừa cân ở người lớn hay chỉ số BMI tăng cao được xác định là yếu tố nguy cơ chính của rất nhiều bệnh lý không lây nhiễm như:

  • Bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Rối loạn cơ xương, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp (một dạng thoái hóa khớp nặng);
  • Một số bệnh lý ung thư, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan mật, ung thư thận và ung thư đại tràng.

Đáng chú ý, nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm kể trên sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của chỉ số khối cơ thể BMI.

Kèm theo đó, nhiều quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình trên toàn cầu hiện đang phải đối mặt với “gánh nặng kép” về tình trạng suy dinh dưỡng:

  • Các quốc gia này vẫn phải tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng, đồng thời phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm như béo phì và thừa cân ở người lớn, đặc biệt là ở khu vực thành thị;
  • Đặc biệt, 2 tình trạng đối ngược nhau là suy dinh dưỡng và béo phì sẽ cùng tồn tại trong cùng một quốc gia, cùng một cộng đồng và cùng một hộ gia đình.

4. Dự phòng thừa cân, béo phì ở người lớn

Thừa cân và béo phì ở người lớn, tương tự các bệnh không lây nhiễm liên quan, theo các chuyên gia phần lớn có thể dự phòng được. Trong đó môi trường sống và cộng đồng hỗ trợ là nền tảng để hình thành nên các lựa chọn, trong đó giải pháp xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn và tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên là dễ dàng nhất (cụ thể là dễ tiếp cận, sẵn có và giá cả phải chăng), qua đó hỗ trợ ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở người lớn một cách hiệu quả.

Ở cấp độ cá nhân, chúng ta có thể dự phòng thừa cân và béo phì như sau:

  • Hạn chế lượng calo nạp vào từ tổng lượng chất béo và đường;
  • Tăng cường tiêu thụ trái cây và rau quả tươi, tương tự là các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt;
  • Tham gia tích cực vào các hoạt động thể chất một cách thường xuyên, tối thiểu 60 phút mỗi ngày đối với trẻ em và 150 phút mỗi tuần đối với người lớn.

Tuy nhiên, trách nhiệm cá nhân chỉ có thể phát huy hết hiệu quả khi họ sống trong cộng đồng có lối sống lành mạnh. Do đó, cấp độ xã hội phải hỗ trợ các cá nhân thực hiện theo các khuyến nghị ở trên, thông qua việc thực hiện bền vững các chính sách dựa trên bằng chứng và dân số nhằm giúp mọi người có thể hoạt động thể chất thường xuyên và lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh với giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận với hầu hết mọi người, đặc biệt là nhóm người nghèo. 

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thực phẩm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh nhằm dự phòng béo phì ở người lớn bằng cách:

  • Cắt giảm hàm lượng chất béo, đường và muối trong các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn;
  • Đảm bảo cung cấp những lựa chọn lành mạnh và bổ dưỡng với giá cả phải chăng cho người tiêu dùng;
  • Hạn chế hoạt động tiếp thị với các loại thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo.

Có thể thấy, béo phì là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta phải chung sống trọn đời. Vì thế giảm béo là vấn đề cần được thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh hay hiệu quả mà đảm bảo an toàn. 

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

35

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Người béo phì độ 2 có BMI bao nhiêu? Béo phì độ 2 có nguy hiểm không?

Người béo phì độ 2 có BMI bao nhiêu? Béo phì độ 2 có nguy hiểm không?

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Rối loạn mỡ máu gây béo phì thế nào?

Rối loạn mỡ máu gây béo phì thế nào?

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

35

Bài viết hữu ích?