Zalo

Rối loạn mỡ máu gây béo phì thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Những bất thường trong chuyển hóa lipid (mỡ) máu là hiện tượng thường xảy ra trong cơ thể bệnh nhân béo phì. Người béo phì rối loạn mỡ máu có nguy cơ gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy cơ chế nào rối loạn mỡ máu gây béo phì hay ngược lại béo phì khiến mỡ máu cao?

1. Vì sao rối loạn mỡ máu gây béo phì?

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao rối loạn mỡ máu gây béo phì, chúng ta cần biết rối loạn mỡ máu là gì. Mỡ máu, hay còn gọi là lipid máu, là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng trong cấu tạo nên cơ thể hoàn chỉnh. Trong thực tế, lipid máu bao gồm 2 thành phần chính là Cholesterol và Triglycerides, trong đó có vai trò quan trọng hơn cả là Cholesterol. Theo các chuyên gia, rối loạn mỡ máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ chất béo trong máu tăng quá cao hoặc ngược lại quá thấp, bao gồm:

  • Tăng nồng độ LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) hay còn được gọi là cholesterol xấu;
  • Giảm nồng độ HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) hay còn được gọi là cholesterol tốt;
  • Tăng nồng độ triglyceride, một dạng chất béo trung tính.

Theo đó, tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khi nồng độ Cholesterol toàn phần trên 6.2 mmol/L, trong đó:

  • Chỉ số LDL > 4.1mmol/L;
  • Chỉ số HDL < 1mmol/L;
  • Chỉ số Triglyceride > 2.3mmol/L.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ chất béo trong máu tăng quá cao hoặc ngược lại quá thấp
Rối loạn mỡ máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ chất béo trong máu tăng quá cao hoặc ngược lại quá thấp

Về mặt nguyên nhân gây bệnh, tình trạng mỡ máu cao được nghiên cứu xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Nguyên nhân thay đổi được:
    • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh với nhiều chất béo hay thói quen ăn nội tạng động vật với thành phần cholesterol cao nên dễ gây rối loạn mỡ máu;
    • Thói quen lười vận động khiến calo không được tiêu hao ngay lập tức, dần dần tích trữ trong tế bào mỡ và dẫn đến tăng Triglyceride;
    • Béo phì: Béo phì là hệ quả kết hợp giữa thói quen ăn uống dư thừa năng lượng và thói quen lười vận động, khiến mỡ tích tụ và dẫn đến rối loạn mỡ máu;
    • Hút thuốc: Trong thuốc lá có Acrolein, một chất có tác dụng ngăn chặn cholesterol dư thừa chuyển về gan để bài xuất ra ngoài. Hệ quả là tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu;
  • Nguyên nhân không thay đổi được: 
    • Di truyền: Tiền sử gia đình có có người bị xơ vữa mạch vành hay đột quỵ thì nguy cơ con cái bị rối loạn mỡ máu sẽ cao hơn;
    • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị rối loạn mỡ máu càng lớn;
    • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mỡ máu cao nhiều hơn phụ nữ;
    • Một số bệnh nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường hay bệnh lý gan thận… đều có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu.

Như đã đề cập, béo phì là một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu, tuy nhiên chiều ngược lại thì hiếm khi xảy ra. Theo các chuyên gia, rối loạn mỡ máu chỉ gây béo phì nếu kết hợp thêm nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như lối sống không khoa học, chế độ ăn giàu năng lượng và thói quen lười vận động. 

Béo phì là một nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu, tuy nhiên theo chiều ngược lại thì hiếm khi xảy ra
Béo phì là một nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu, tuy nhiên theo chiều ngược lại thì hiếm khi xảy ra

Về mặt sinh lý, gan sản xuất ra tất cả cholesterol, nhưng cholesterol cũng có mặt trong nhiều loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Do đó, các nghiên cứu đã chứng minh ở bệnh nhân béo phì, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu lipid hay dư thừa calo sẽ là yếu tố kích thích tăng LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể.

Ngoài ra, những đối tượng lười vận động và có lối sống tĩnh tại khiến lượng calo nạp vào thông qua thức ăn không được đốt cháy ngay lập tức, theo thời gian sẽ tích tụ dưới dạng các mô mỡ và đưa đến tăng Triglyceride (chất béo trung tính). Thực tế cho thấy, những đối tượng tích tụ mỡ bụng tồn tại những thay đổi trong quá trình chuyển hóa lipid máu một cách rõ ràng và đặc trưng bằng tình trạng tăng Triglyceride máu, giảm HDL và tăng LDL. Vì vậy những người béo phì dạng béo bụng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với béo mông và béo đùi. Tóm tại, cân nặng có mối liên hệ trực tiếp với các yếu tố nguy cơ gây rối loạn mỡ máu, tuy nhiên ngược lại rối loạn mỡ máu đơn thuần sẽ khó gây tăng cân hay béo phì. Khi tăng cân, cholesterol xấu và triglyceride tăng lên nhanh chóng, chính vì vậy khi được chẩn đoán béo phì sẽ báo hiệu nguy cơ bị mỡ máu cao.

2. Cách khắc phục béo phì rối loạn mỡ máu

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu, giảm cân là biện pháp căn bản để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng một cách hiệu quả. Theo bác sĩ, giảm cân là chìa khóa để giảm mỡ máu cao và trong đó nên chú trọng vào việc giảm các thành phần mỡ xấu trong cơ thể, bao gồm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hay đột quỵ… Vậy giảm cân như thế nào để kiểm soát mỡ máu cao hiệu quả?  

Giảm cân hiệu quả cần dựa theo nguyên tắc cơ bản là calo nạp vào nhỏ hơn calo tiêu thụ, đồng nghĩa với việc phải kiểm soát và cắt giảm lượng thức ăn nạp vào đồng thời tăng cường vận động thể chất để đốt cháy năng lượng dư thừa. Người béo phì có thể thực hiện các bước dưới đây để giảm cân và kiểm soát rối loạn mỡ máu

  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi;
  • Cắt giảm gần như toàn bộ thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là giàu cholesterol;
  • Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật để cắt giảm số calo nạp vào và tốt cho sức khỏe;
  • Tăng cường bổ sung protein từ trứng, sữa, thịt nạc (ưu tiên thịt trắng như cá, thịt ức gà…);
  • Hạn chế sử dụng tinh bột từ gạo trắng hay bánh mì trắng… và thay thế bằng dạng tinh bột no lâu từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang…;
  • Tuyệt đối từ bỏ quan niệm nhịn ăn để giảm cân, thay vào đó hãy chia nhỏ khẩu ăn để kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào mà không lo bị đói hay thèm ăn;
  • Xây dựng chế độ luyện tập thể dục tối thiểu 30-60 phút mỗi ngày tùy theo cường độ bài tập là nhẹ hay nặng. Bệnh nhân béo phì rối loạn mỡ máu nên tham khảo một số bài tập thể dục đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe…;
  • Chú ý đến giấc ngủ, bao gồm ngủ đủ giấc (tối thiểu 8 tiếng/ngày) và uống nhiều nước (khoảng 2-2.5 lít/ngày) để cơ thể đào thải độc tố và hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân, giảm mỡ.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc rối loạn mỡ máu gây béo phì như thế nào? Thực tế, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Giảm cân chính là cách tốt nhất để hạn chế bệnh lý này. Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất lành mạnh bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Liệu pháp tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới  với công thức độc quyền từ Mỹ. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người.  Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để tiêu hao mỡ theo cơ chế tự nhiên, tạo ra nguồn năng lượng để vận động. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.  

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các dấu hiệu của bệnh béo phì

Các dấu hiệu của bệnh béo phì

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo?

Định nghĩa Thừa cân & Béo phì ở người trưởng thành

Định nghĩa Thừa cân & Béo phì ở người trưởng thành

23

Bài viết hữu ích?