Zalo

Các dấu hiệu của bệnh béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các dấu hiệu của bệnh béo phì không chỉ dừng lại ở lượng mỡ thừa trong cơ thể. Những người mắc bệnh béo phì có thể gặp các vấn đề về da, khó thở, khó ngủ... Một số triệu chứng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh và rối loạn. Trong một số trường hợp, những điều này có thể đe dọa tính mạng hoặc thậm chí gây tử vong.

1. Định nghĩa béo phì?

Béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà là một vấn đề y tế làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh và vấn đề sức khỏe khác bao gồm bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh gan, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh ung thư.

Béo phì là một tình trạng mãn tính xảy ra khi sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), vào năm 2021 có 42,4% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi béo phì. 

Chẩn đoán thừa cân và béo phì được thực hiện bằng cách đo cân nặng và chiều cao của người đó và tính chỉ số khối cơ thể (BMI): Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m2). Chỉ số khối cơ thể là một dấu hiệu đại diện cho mức độ béo, ngoài ra còn các phép đo bổ sung như chu vi vòng eo cũng có thể giúp chẩn đoán béo phì.

dấu hiệu của bệnh béo phì
Các dấu hiệu béo phì không chỉ dừng lại ở lượng mỡ thừa trong cơ thể (Nguồn: Internet)

2. Các dấu hiệu của béo phì? 

Các dấu hiệu béo phì không chỉ dừng lại ở lượng mỡ thừa trong cơ thể. Những người mắc bệnh béo phì có thể gặp các vấn đề về da, khó thở, khó ngủ...

2.1. Dấu hiệu của béo phì ở người lớn

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ coi béo phì là một căn bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bới các dấu hiệu và biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh béo phì. Các dấu hiệu bệnh béo phì phổ biến ở người lớn bao gồm:

  • Mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là quanh eo
  • Hụt hơi
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Ngáy
  • Khó ngủ
  • Các vấn đề về da do độ ẩm tích tụ ở các nếp gấp
  • Không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thể chất đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện trước khi tăng cân
  • Mệt mỏi, có thể ở mức độ từ nhẹ đến cực độ
  • Đau, đặc biệt là ở lưng và khớp
  • Các vấn đề tâm lý như lòng tự trọng có xu hướng tiêu cực, trầm cảm, xấu hổ và cô lập với xã hội

2.2. Dấu hiệu béo phì ở trẻ em

CDC cho biết tỷ lệ béo phì trẻ em ở Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua. Vào năm 2020, gần 20% trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ (từ 2 - 19 tuổi) được coi là mắc bệnh béo phì. Các dấu hiệu của bệnh béo phì phổ biến ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Tích tụ mô mỡ (có thể thấy rõ ở vùng vú)
  • Vết rạn da ở hông và lưng
  • Bệnh gai đen (da sẫm màu quanh cổ và các vùng khác)
  • Khó thở khi hoạt động thể chất
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Táo bón 
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Lòng tự trọng bị ảnh hưởng
  • Dậy thì sớm ở nữ/dậy thì muộn ở nam về mặt sinh học
  • Các vấn đề về chỉnh hình, chẳng hạn như bàn chân bẹt hoặc trật khớp hông.
dấu hiệu của bệnh béo phì
Béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà là một vấn đề y tế (Nguồn: Internet)

3. Làm gì khi thấy có các dấu hiệu của bệnh béo phì?

3.1. Thay đổi lối sống

Một lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên, cùng với ăn uống lành mạnh là cách giảm cân an toàn nhất. Ngay cả việc giảm cân không nhiều cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Mục tiêu chính của bạn là học những cách ăn uống mới, lành mạnh và biến chúng thành thói quen hàng ngày của mình.

Nhiều người cảm thấy khó thay đổi thói quen ăn uống và hành vi của mình. Bạn có thể đã thực hành một số thói quen quá lâu đến mức thậm chí không biết rằng chúng không tốt cho sức khỏe hoặc bạn thực hiện chúng mà không suy nghĩ. 

Nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập lượng calo hàng ngày an toàn vfa giúp bạn giảm cân mà vẫn khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng nếu bạn giảm cân từ từ và đều đặn, bạn sẽ có nhiều khả năng duy trì được cân nặng đó hơn. 

Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt (ít hơn 1.100 calo mỗi ngày) được cho là không an toàn hoặc không có tác dụng tốt. Những chế độ ăn kiêng này thường không chứa đủ vitamin và khoáng chất. Hầu hết những người giảm cân theo cách này đều quay lại ăn quá nhiều và béo phì trở lại.

Tìm hiểu các cách để quản lý căng thẳng ngoài việc ăn vặt như thiền, yoga hoặc tập thể dục. Nếu bạn bị trầm cảm hoặc căng thẳng nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.

3.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật giảm cân (còn gọi là phẫu thuật chuyển hóa và giảm béo hoặc MBS) có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ở những người béo phì nặng. Những rủi ro này bao gồm:

  • Viêm khớp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Huyết áp cao
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Một số bệnh ung thư
  • Đột quỵ

Phẫu thuật có thể giúp ích cho những người đã béo phì từ 5 năm trở lên và không giảm cân bằng các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như chế độ ăn kiêng, tập thể dục hoặc dùng thuốc.

Các nhà cung cấp thường sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) và tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2 và huyết áp cao để xác định những người có nhiều khả năng được hưởng lợi nhất từ phẫu thuật giảm béo.

Lưu ý bạn phải cam kết thực hiện chế độ ăn kiêng, kiểm soát khẩu phần ăn và tập thể dục sau phẫu thuật. Tốt nhất cần nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu xem phẫu thuật có phải là một lựa chọn tốt cho bạn hay không. Phẫu thuật giảm cân thường bao gồm:

  • Thắt dạ dày nội soi
  • Phẫu thuật cắt dạ dày
  • Chuyển tá tràng

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp Drip FIT. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình Drip FIT sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Tài liệu tham khảo: Pennmedicine.org, Mayoclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Giảm cân bằng cách nhịn ăn tối có hiệu quả và an toàn?

Giảm cân bằng cách nhịn ăn tối có hiệu quả và an toàn?

Giá trị dinh dưỡng của bào ngư - Ăn bào ngư có dễ béo không?

Giá trị dinh dưỡng của bào ngư - Ăn bào ngư có dễ béo không?

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

Cần lưu ý gì trong chế độ ăn Low carb cho nữ?

Cần lưu ý gì trong chế độ ăn Low carb cho nữ?

15

Bài viết hữu ích?