Zalo

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì là một tình trạng không còn phổ biến hiện nay, có thể kéo theo hàng loạt vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác. Có rất nhiều phương pháp để xác định liệu một người có bị thừa cân béo phì hay không, trong đó phổ biến nhất là sử dụng chỉ số BMI. Vậy chỉ số BMI được tính như thế nào, cách tính thừa cân và béo phì bằng chỉ số BMI có chính xác không?

1. Thế nào là thừa cân, béo phì?

Trước khi tìm hiểu mối liên hệ giữa chỉ số BMI với thừa cân và béo phì, bạn cần hiểu được thừa cân là gì và béo phì là gì? Thừa cân là tình trạng cân nặng của bạn tăng quá nhiều so với chiều cao, không chỉ xuất phát từ việc dư thừa chất béo mà còn liên quan đến sự phát triển của cơ bắp hoặc tích nước quá nhiều trong cơ thể. Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo không bình thường hoặc quá mức tại một vùng cơ thể hay là toàn thân đến mức có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe.  Cơ thể chúng ta nếu muốn khỏe mạnh đều cần một lượng chất béo nhất định để cung cấp cho các quá trình trong cơ thể đặc biệt là hoạt động của hormone, các hoạt động sinh sản, giữ nhiệt, đặc biệt là dự trữ và cung cấp năng lượng…Tuy nhiên, việc tích trữ quá nhiều chất béo lại có thể gây thừa cân và béo phì. Thừa cân và béo phì đều có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân, tuy nhiên béo phì lại có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật, cụ thể là những vấn đề như bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh mạch vành…trong khi tình trạng thừa cân lại ít gây ra những ảnh hưởng tiêu cực này. 

Thừa cân vào béo phì ảnh hưởng đến vóc dáng của nhiều người
Thừa cân vào béo phì ảnh hưởng đến vóc dáng của nhiều người

Thừa cân và béo phì là hai khái niệm khác nhau, thừa cân nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến béo phì, hay nói cách khác béo phì chỉ mức độ dư mỡ nhiều hơn và được phân loại cao hơn so với thừa cân. Tuy khác nhau nhưng chúng đều mang ý nghĩa cảnh báo rằng cơ thể đang có nhiều lượng mỡ hơn mức cho phép. Cả hai cũng được dùng để xác định những người có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe do việc tích mỡ quá nhiều. 

2. Chỉ số BMI là gì và tính như thế nào?

2.1. Chỉ số BMI là gì?

Việc nhìn vào ngoại hình của một người để xác định rằng họ thừa cân hoặc béo phì là một sai lầm. Trong y học cần nhiều bằng chứng hoặc các phương pháp đo lường để xác định tình trạng này. Có thể kể tới một vài biện pháp như như đo vòng eo, đo tỷ trọng cơ thể, đo lớp mỡ dưới da, tỉnh chỉ số eo - hông, dùng chất phóng xạ hoặc những loại cân đặc biệt để ước lượng phần trăm mỡ trong cơ thể… Tuy nhiên, cách tính thừa cân béo phì phổ biến nhất hiện nay vẫn là đo chỉ số khối cơ thể - BMI. BMI là viết tắt của Body Mass Index hay chỉ số khối của cơ thể. Chỉ số BMI được đề xuất sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà khoa học người Bỉ vào năm 1832. Đây là một số đo rất đơn giản và nhanh chóng để giúp xác định những người thừa cân hoặc béo phì. Dưới đây là công thức đo BMI thừa cân béo phì và phân loại tình trạng cơ thể thông qua chỉ số này.

2.2. Chỉ số BMI được tính như thế nào?

Chỉ số BMI được tính dựa trên số đo chiều cao và cân nặng theo công thức:  

  • BMI = Cân nặng/Chiều cao2

Trong đó cân nặng được tính bằng kilôgam (kg) và chiều cao tính bằng mét (m). Ví dụ: Bạn cao 1,75 m, nặng 70 kg thì BMI = 75 ÷ 1,752 =  24,48 kg/m2. Chẩn đoán và phân loại chỉ số BMI (kg/m2) theo các mốc như sau:

  • Nhẹ cân: BMI < 18,5.
  • Tối ưu: BMI từ 18,5 - 24,9.
  • Thừa cân: BMI từ 25 - 29,9.
  • Béo phì độ I: BMI từ 30 - 34,9.
  • Béo phì độ II: BMI từ 35 - 39,9.
  • Béo phì độ III: BMI > 40.

Dựa theo các mốc xác định trên, đo BMI thừa cân và béo phì được xem là cách đơn giản để xác định liệu một người có đang gặp phải tình trạng này hay không.

Chiều cao và cân nặng là hai số đo để tính chỉ số BMI
Chiều cao và cân nặng là hai số đo để tính chỉ số BMI

2.3. Ý nghĩa của chỉ số BMI

Nếu bạn có chỉ số BMI dưới 18,5 nghĩa là bạn đang trong tình trạng thiếu cân, khi đó bạn có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh sau:

  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu máu
  • Suy giảm miễn dịch
  • Loãng xương.

Nếu bạn bị thiếu cân, các bác sĩ của bạn có thể sẽ yêu cầu một số xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bạn và xem liệu bạn có bị suy dinh dưỡng hay không? Ngược lại, nếu chỉ số BMI của bạn càng cao thì càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Bệnh tim mạch
  • Huyết áp cao.
  • Đái tháo đường type 2
  • Sỏi mật.
  • Thoái hóa khớp.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Ung thư, bao gồm ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và túi mật.
  • Trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Nếu chỉ số BMI của bạn cho thấy cơ thể đang có nguy cơ bị thừa cân và béo phì, các bác sĩ của bạn có thể sẽ yêu cầu một số xét nghiệm máu nhất định để kiểm tra sức khỏe chung của bạn, chẳng hạn như các xét nghiệm đánh giá chức năng sinh hoá, kiểm tra nồng độ mỡ máu, hay tình trạng rối loạn lipid máu…

3. Dùng BMI đánh giá thừa cân và béo phì có chính xác không?

Chỉ số BMI như một công cụ đánh giá thừa cân và béo phì được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng cũng giống như mọi phương pháp khác, BMI cũng có một số hạn chế, bao gồm:

  • Vị trí mỡ tích tụ: Chỉ số BMI không đo được vị trí hoặc sự phân bố mỡ trong cơ thể. Đây là một hạn chế vì sự tích tụ mỡ thừa ở một số vùng nhất định trên cơ thể, ví dụ như ở bụng, hông…có liên quan đến nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khỏe cao hơn so với sự tích tụ mỡ thừa ở các vùng khác, ví dụ như ở đùi.
  • Không đánh giá được chính xác béo phì trong một số trường hợp nhất định, hay nói cách khác dùng chỉ số BMI làm thước đo để xác định béo phì không phải lúc nào cũng đúng. Do cân nặng của con người bao gồm cả cơ và mỡ, nên một số người có chỉ số BMI cao nhưng tỷ lệ mỡ lại thấp (như vận động viên, cầu thủ bóng đá, người tập thể hình…) thì không được coi là béo phì. Ngược lại, nhiều người có BMI thấp nhưng tỷ lệ mỡ lại cao, tập trung ở các vùng bụng, ngực đối với nam và eo, mông, đùi đối với nữ thì vẫn bị xem là béo phì. Vì vậy, thước đo chính xác hơn để xác định người đó có bị béo phì hay không là xác định lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, nếu lượng mỡ đó vượt quá 30% (nữ) hoặc 25% (nam) so với trọng lượng cơ thể thì được coi là béo phì. Với người có BMI bình thường nhưng tỷ lệ mỡ trong cơ thể lại vượt mức an toàn thì vẫn được xem là béo phì và dạng này được xem là béo phì thể ẩn.
Chỉ số BMI chưa đánh giá chính xác về vị trí và sự phân bố chất béo trong cơ thể
Chỉ số BMI chưa đánh giá chính xác về vị trí và sự phân bố chất béo trong cơ thể
  • Điều chỉnh theo chiều cao trung bình: Chỉ số BMI chưa được điều chỉnh theo chiều cao trung bình của người trưởng thành ngày càng tăng trong những năm qua.
  • Khối lượng cơ: Ngoài không đánh giá tốt lượng mỡ, chỉ số BMI chỉ dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn nên cũng có thể bỏ qua một thông số khác là chỉ số cơ trong cơ thể. Chỉ số BMI không tính được chính xác có bao nhiêu khối lượng cơ bắp trong tổng thể trọng lượng. Khi bạn có nhiều cơ bắp hơn, chỉ số BMI của bạn sẽ cao hơn, ngay cả khi bạn khỏe mạnh.
  • Mật độ xương: Đây cũng là một chỉ số mà BMI bỏ qua. Một số người có xương đặc hơn và khung lớn hơn những người khác. Những người có khung xương lớn sẽ có chỉ số BMI cao hơn, mặc dù họ có thể khỏe mạnh và không bị thừa cân.
  • Tuổi tác: Ngay cả khi trọng lượng cơ thể không đổi, quá trình lão hóa cũng có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong thành phần cơ thể, bao gồm giảm đáng kể khối lượng cơ và tăng mỡ nội tạng. Tuy nhiên, chỉ số BMI không sử dụng yếu tố tuổi tác để tính toán.
  • Giới tính: Chỉ số BMI được tính chung cho cả nam và nữ, đây là một hạn chế khác khi đo BMI thừa cân và béo phì. Các nghiên cứu trước đây cho thấy phụ nữ có tỷ lệ béo phì cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi. Trong khi đó, trước độ tuổi 50, khả năng tích tụ mỡ bụng ở nam giới lại cao hơn nữ giới. Tăng mỡ nội tạng hoặc mỡ dưới da có liên quan đến sự tích tụ mỡ, làm tăng khối lượng cơ thể, tuy nhiên, sự khác biệt sinh lý về tỷ lệ mỡ cơ thể giữa nam và nữ không được đo lường chính xác bằng chỉ số BMI.
  • Sắc tộc: Bên cạnh tuổi tác và giới tính, người ta đã tìm thấy những khác biệt lớn về sắc tộc trong thành phần cơ thể, điều này là do sự khác biệt về mặt di truyền trong thành phần và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các cá nhân từ các nguồn gốc dân tộc nhất định có thể có chỉ số BMI cao hơn nhưng vẫn có thể khỏe mạnh do tỉ lệ chất béo trong cơ thể không cao. Ngoài sự phân bổ chất béo, nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II, còn có sự chênh lệch về cơ bắp, khối lượng xương và chiều dài chân giữa các sắc tộc. 
  • Bạn không nên sử dụng chỉ số BMI tiêu chuẩn để đánh giá lượng mỡ cơ thể của các đối tượng như vận động viên và người tập thể hình, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người trên 65 tuổi, những người bị teo cơ (gầy mòn) do các điều kiện y tế.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các phép đo khác về lượng mỡ trong cơ thể, chẳng hạn như độ dày của nếp gấp da, trở kháng điện sinh học, cân nặng dưới nước và khả năng hấp thụ tia X năng lượng kép, có thể chính xác hơn BMI. Số đo vòng eo, chỉ số vòng eo - hông, chỉ số vòng eo - chiều cao cũng là những thước đo đơn giản để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì. Mặc dù các biện pháp này có thể cung cấp dấu hiệu tốt hơn về tình trạng thừa cân và béo phì trong cơ thể của một cá nhân và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan, nhưng các biện pháp này lại có thể đắt tiền, có tính chất xâm lấn, không phổ biến rộng rãi hoặc khó tiêu chuẩn hóa trên các thiết bị quan sát hoặc máy móc. Một số biện pháp còn được coi là không phù hợp với thực hành lâm sàng thông thường, vì chúng đòi hỏi kỹ thuật cao và dựa vào các công nghệ phức tạp hơn. Ngoài ra, hầu hết kiến thức của chúng ta về các rủi ro sức khỏe liên quan đến thừa cân và béo phì đều dựa trên mối liên hệ qua chỉ số BMI, đồng thời có rất ít tiêu chuẩn tham khảo khác được đề ra. Do đó, các biện pháp đo lượng mỡ cơ thể khác không được khuyến khích thực hành thường xuyên hơn so với chỉ số BMI. Chỉ số BMI được xem như là một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả trong việc đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì trên một người. Đây cũng là một phương pháp nhằm tiên lượng cho những biến chứng nguy hiểm mà tình trạng thừa cân béo phì có thể gây ra trong tương lai. Tuy còn có nhiều hạn chế nhất định, nhưng vì tính phổ biến, tiện lợi và giá trị mà chỉ số BMI vẫn được sử dụng thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy quá áp lực vì đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng cũng không mang đến kết quả ưng ý thì có thể lựa chọn phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân tích trữ mỡ thừa dựa trên các công nghệ y khoa tân tiến nhất từ Hoa Kỳ. Khi thực hiện liệu trình, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm để đánh giá, kiểm tra các chỉ số cơ thể xác định xem nguyên nhân thừa cân đến từ đâu. Sau đó sẽ lên một kế hoạch giảm cân phù hợp với thể trạng của từng người. Cơ chế giảm cân của phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng chính là truyền tổ hợp vitamin và khoáng chất vào bên trong cơ thể mang đến tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời hỗ trợ giảm cân đồng đều các bộ phận trên cơ thể. Do vậy với những người đang gặp tình trạng thừa cân do bất kỳ nguyên nhân nào đều có thể tham khảo phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng để sớm đưa cân nặng cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo Xem thêm bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo
xem thêm
Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Thường xuyên bơi có giảm béo không?

Thường xuyên bơi có giảm béo không?

Cách tính lượng calo để duy trì cân nặng hợp lý suốt đời

Cách tính lượng calo để duy trì cân nặng hợp lý suốt đời

Người béo phì độ 3 có BMI bao nhiêu? Béo phì độ 3 có nguy hiểm không?

Người béo phì độ 3 có BMI bao nhiêu? Béo phì độ 3 có nguy hiểm không?

163

Bài viết hữu ích?