Bơi lội là một trong những môn thể thao yêu cầu khá nhiều hoạt động và sức lực toàn thân. Hơn nữa, có thể sử dụng các bài tập bơi lội giúp phục hồi tích cực cho cơ thể đồng thời phòng ngừa chấn thương trước và sau luyện tập. Khi áp dụng bài bơi lội thì tất cả các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động. Khi đó tay sẽ thực hiện sải rộng, chân đạp nước, toàn thể bộ phận cơ thể được tác động và năng lượng tiêu hao sẽ tăng lên.
Để tính toán xem môn bơi lội tiêu hao lượng cao của cơ thể như thế nào thì cần phải hiểu được công cụ ước được các nhà khoa học sử dụng để tính toán trong quá trình hoạt động thể chất. Thông thường đơn vị tính toán sẽ sử dụng là MET hay tương đương với lượng chuyển hoá, được đo bằng mức độ hoạt động mạnh của cơ thể so với lúc cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Năng lượng đốt cháy khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi được tính tương đương với 1MET tức là 1calo/kg trọng lượng cơ thể/giờ. Nếu xác định được hoạt động bơi lội tiêu tốn bao nhiêu MET cùng với số đo trọng lượng cơ thể có thể quy đổi ra lượng calo cơ thể tiêu hao cho hoạt động này.
Theo thống kê cơ thể có thể tiêu tốn khoảng 3.5 MET khi để ở trạng thái thả nổi với tốc độ vừa phải, tương đương với 223 calo/giờ. Còn nếu bơi sải mạnh với tốc độ vừa phải thì tiêu tốn khoảng 8.3 MET tương đương 528 cal/giờ, hoặc với bơi bướm thì tiêu hao 13.8 MET tương đương với 878 cal0/giờ. Lượng calo đốt cháy trong khi thực hiện các động tác bơi lội đôi khi còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Bơi có giảm cân không hay bơi có giảm béo không là băn khoăn của nhiều người. Các kết quả nghiên cứu chứng minh bơi lội có thể giúp giảm cân khá hiệu quả. Thậm chí đây còn là môn thể thao tiêu hao năng lượng nhiều hơn cả các hoạt động khác như đi bộ, đạp xe… Như phân tích ở trên cho thấy, bơi lội chính là môn thể thao yêu cầu toàn bộ cơ thể tham gia và hoạt động. Vì vậy thường xuyên thực hiện bơi lội có thể giúp giảm cân nhanh và duy trì vóc dáng hiệu quả.
Tốc độ giảm cân khi thực hiện bơi lội sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động bơi lội, thời gian hoặc trọng lượng cơ thể. Với một tốc độ bơi ở mức trung bình khoảng 50 thước trong vòng một phút có thể đốt cháy khoảng 625 calo trong một giờ. Khi tốc độ bơi tăng lên như vận động viên chuyên nghiệp khoảng 75 thước một phút thì lượng calo tiêu hao sẽ tăng lên là 759 calo một giờ.
Vì thế để giảm khoảng 1kg trọng lượng cơ thể thì cần hoạt động để đốt cháy khoảng 7000 calo. Nên dựa vào cách tính trên có thể thực hiện bơi trong 1 giờ và tần suất 6 lần một tuần có thể giảm được 1kg trọng lượng trong 2 tuần. Tuy nhiên, để thực hiện điều này thì vẫn phải duy trì chế độ ăn khoa học.
Ngoài tác dụng giúp cơ thể giảm cân, thì bơi lội cúng giúp ích khá nhiều cho hệ xương, thu gọn vóc dáng và giảm béo hiệu quả, đặc biệt là những vùng mỡ khó tiêu hao như mỡ vùng bụng, đùi…Khi cơ thể tiếp xúc với nước, thì toàn thân sẽ bị tác động ngược từ dòng nước, kết hợp với các động tác của cơ thể sẽ tạo lực đối kháng và tiêu hao mỡ thừa nhanh hơn. Vì vậy bơi lội giúp giảm béo tốt đặc biệt các vùng mỡ khó giảm.
Cách bơi để giảm cân: Động tác bạn thực hiện khi bơi là một phần quan trọng trong quá trình giảm cân. Có 4 kiểu bơi phổ biến có lợi cho việc giảm cân:
Một vài lưu ý khi thực hiện bơi giảm cân:
Tóm lại, bơi có giảm béo không sẽ phụ thuộc vào lượng calo mà cơ thể đốt cháy khi thực hiện bài tập này. Tuy nhiên, theo nhận định các chuyên gia thì bơi lội là môn thể thao hoạt động toàn thân nên giúp giảm mỡ, và duy trì vóc dáng khá hiệu quả. Nhưng vẫn cần kết hợp với chế độ ăn hợp lý và khoa học để duy trì hiệu quả lâu dài.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp Drip FIT. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình Drip FIT sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Tài liệu tham khảo: Webmd.com, Medicalnewstoday.com
16
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16
Bài viết hữu ích?