Zalo

Giá trị dinh dưỡng trong củ cải trắng - ăn củ này có béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giá trị dinh dưỡng trong củ cải trắng rất đa dạng, bao gồm các loại vi chất và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin nhóm B, vitamin C. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong củ cải trắng khá phong phú giúp cơ thể đào thải độc tố và cặn bã dễ dàng hơn.

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của củ cải trắng

Củ cải trắng thuộc họ bông cải, cải xoăn, súp lơ trắng…Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt kèm theo vị hơi cay, tính bình và không độc. Củ cải trắng được sử dụng trong điều trị họ, long đờm… Bên cạnh đó, củ cải trắng còn giúp kích thích tiêu hoá và bảo vệ dạ dày. 

Thành phần dinh dưỡng trong củ cải trắng bao gồm: Protein 1.4 gam, glucid 3.7 gam, xenlulozơ 1.5 mg. Ngoài ra trong củ cải trắng còn chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP… cùng với các chất khoáng có lợi khác như sắt, phospho, canxi, …

Giá trị dinh dưỡng củ cải trắng đa dạng có thể mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe: 

  • Giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài thành phần dinh dưỡng trong củ cải còn chứa các hợp chất như phytochemical và anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa là tác nhân của các bệnh ung thư. Ngoài ra, củ cải có chất dinh dưỡng gì để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này. Trong củ cải trắng có hàm lượng vitamin C khá đa dạng, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp ngăn chặn được sự tổn hại của các gốc tự do hoạt động trong cơ thể. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các chất sinh học có tác dụng nêu trên thường tập trung nhiều ở phần rễ của củ cải. Đặc biệt là hợp chất iso anthocyanins có hàm lượng dồi dào và phong phú. 
  • Điều hoà huyết áp cơ thể: Thành phần giá trị dinh dưỡng củ cải trắng bao gồm hàm lượng kali tốt giúp duy trì sự cân bằng natri và kali trong cơ thể. Điều này sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. 
  • Củ cải trắng có lợi ích với những bệnh nhân mắc đái tháo đường. Hormone insulin được tiết bởi tuyến tụy và đóng vai trò quan trong hấp thu glucose. Những người mắc đái tháo đường sẽ hạn chế chức năng hấp thu insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin. Vì vậy gây ra tình trạng rối loạn đường huyết. Thêm vào đó, người bệnh đái tháo đường không ăn nhiều đường hoặc thành phần thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao. Trong củ cải trắng ngoài lượng chất xơ dồi dào, có chỉ số GI khá thấp nên người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này và hạn chế được tình trạng tăng đường huyết sau ăn. 
  • Củ cải trắng chống cảm lạnh và ho: Thành phần của củ cải trắng có khả năng chống sung huyết, đồng thời tăng cường miễn dịch cơ thể. Do vậy sẽ chống lại được các bệnh nhiễm trùng gây ra tình trạng cảm lạnh và ho. 
  • Ngăn ngừa các bệnh vàng da: Hàm lượng chất xơ trong củ cải trắng sẽ giúp làm sạch đường ruột giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh lọc cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, trong củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin C giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh vàng da. Cùng với kali cải thiện điều chỉnh lượng bilirubin máu từ đó tăng cung cấp oxy cho cơ thể. 
  • Chống táo bón cho cơ thể: Thành phần của củ cải trắng có hàm lượng chất xơ khá tốt. Vì vậy có thể làm sạch các loại thức ăn, cặn bã mắc trong ruột già, và được tống ra ngoài. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá và mật làm cho hệ tiêu hoá của cơ thể hoạt động hiệu quả và tốt hơn 
dinh dưỡng trong củ cải
Củ cải trắng và lợi ích của nó 

2. Ăn củ cải trắng có ảnh hưởng gì đến cân nặng không?

Chế biến các món ăn từ củ cải trắng khá đơn giản. Theo thống kê, mỗi 100g củ cải trắng chứa khoảng 18.2 calo. Tuy nhiên, khi củ cải trắng được phơi khô, lượng calo sẽ thấp hơn rất nhiều. Khi sử dụng củ cải trắng, bạn có thể đảm bảo rằng lượng calo cung cấp cho cơ thể sẽ ít hơn rất nhiều so với nhu cầu calo hàng ngày của cơ thể để hoạt động. Điều này giúp giảm cân và ngăn chặn sự tích tụ mỡ thừa trong cơ thể do tiêu thụ quá nhiều năng lượng.

Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, củ cải trắng sở hữu những thành phần có thể hỗ trợ việc giảm béo hiệu quả. Cellulose trong củ cải có khả năng gia tăng cảm giác no, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Trong khi đó, vitamin C trong loại củ này lại giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa tốt hơn, nhờ vậy giảm tối đa lượng cholesterol. Ngoài ra, hàm lượng nước trong củ cải chiếm khá lớn, có khoảng tới 90% là nước trong củ cải trắng, còn lại là các protid, glucid,… giúp giải phóng chất béo và giảm nguy cơ tăng cân.

3. Các điểm cần lưu ý khi ăn củ cải trắng để không bị tăng cân

Củ cải trắng được các chuyên gia dinh dưỡng nhận định nên đưa vào thực đơn giảm cân bởi hàm lượng calo thấp, nhưng chất xơ lại dồi dào, giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Để ăn củ cải trắng không bị tăng cân có thể lựa chọn cách chế biến như luộc, xào, salad, muối chua hoặc ép lấy nước uống…

Ngoài ra, khi sử dụng củ cải nên lưu ý lựa chọn và bảo quản củ cải đảm bảo an toàn thực phẩm và có chất lượng tốt. 

Củ cải trắng mang lại khá nhiều lợi ích cho giảm cân cũng như sức khỏe của người dùng nhưng khi ăn củ cải trắng nên kiêng kỵ phối hợp với một số loại thực phẩm như: 

  • Táo, lê, nho: Vì trong củ cải trắng có acid cyanogen, khi tiếp xúc với cetan đồng chứa trong lê, táo hoặc nhỏ sẽ gây nên triệu chứng bướu cổ, nguy cơ suy tuyến giáp nặng.
  • Nhân sâm: Mọi người thường sử dụng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, nhưng nếu kết hợp với củ cải trắng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Vì trong Đông y, củ cải trắng có tính hàn còn nhân sâm lại tính nóng, vì thế không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.
  • Cà rốt: Mọi thường có thói quen nấu củ cải chung với cà rốt trong các món canh, súp… nhưng đó là một điều nên tránh. Củ cải trắng giàu vitamin C trong khi cà rốt lại chứa enzyme ascorbic phân giải vitamin này, dẫn đến mất tác dụng của vitamin.
  • Các loại thuốc bắc: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải trắng có tác dụng hạ khí hóa đàm, kiện tỳ tiêu thực khiến cho hiệu quả hấp thụ các loại thuốc bắc giảm đi.
  • Cam: Củ cải trắng có chứa flavonoid còn cảm lại chứa thiosulfate, 2 chất này tác dụng với nhau sẽ làm tăng acid, từ đó gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nấm mộc nhĩ: Sử dụng nấm mộc nhĩ kết hợp với củ cải trắng trong cùng một bữa ăn sẽ gây tăng nguy cơ mắc bệnh về da, nhất là ở người có cơ địa nhạy cảm, nguy hiểm hơn có thể khiến bạn mất nước và tổn thương lá lách. Cách tốt nhất là ăn 2 loại thực phẩm này cách nhau 3 - 4 tiếng để ngăn chặn tác dụng không mong muốn xảy ra.
dinh dưỡng trong củ cải
Chế biến củ cải trắng giúp giảm cân hiệu quả

Củ cải trắng không chỉ biết đến với vai trò là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ, hỗ trợ bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp… Thành phần dinh dưỡng của cải trắng khá phong phú và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng củ cải trắng hiệu quả cần lưu ý đến cách chế biến và phối hợp thực phẩm phù hợp.

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp Drip FIT để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp Drip FIT sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các tác dụng phụ của thuốc điều trị béo phì

Các tác dụng phụ của thuốc điều trị béo phì

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

29

Bài viết hữu ích?