Zalo

Ăn quá nhiều đường ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một số người biết rằng ăn quá nhiều đường không tốt cho sức khoẻ nhưng họ vẫn đang lạm dụng nó hàng ngày. Đường thường xuất hiện nhiều trong các loại đồ uống đóng chai, bánh kẹo, sữa... Ngoài ra ngay cả những thực phẩm mặn như bánh mì, đồ ăn sẵn cũng có thể có đường. Việc ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như gây ra thừa cân, béo phì và nhiều vấn đề khác.

1. Đường có thể gây tăng cân

Tỷ lệ béo phì đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bằng chứng cho thấy rằng việc ăn quá nhiều đường từ những đồ ăn, thức uống có đường chính là nguyên nhân gây béo phì. Các loại đồ uống như soda, nước trái cây và trà ngọt chứa nhiều đường fructose. 

Tiêu thụ đường fructose làm tăng cảm giác đói và ham muốn ăn nhiều hơn glucose (loại đường chính có trong thực phẩm giàu tinh bột). Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng ăn quá nhiều đường fructose có thể tạo ra khả năng kháng leptin, một loại hormone điều chỉnh cơn đói. Hay nói cách khác, đồ uống có đường không kiềm chế cơn đói của bạn, khiến bạn dễ dàng tiêu thụ một lượng lớn calo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

2. Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu bạn đang thắc mắc việc đường có hại cho cơ thể thế nào thì câu trả lời đó là ăn quá nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và viêm nhiễm cũng như lượng đường trong máu và huyết áp cao. Tất cả đều là những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo lắng đọng làm tắc nghẽn động mạch. Lượng đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có thể gây đột quỵ. Một lon nước ngọt 12 oz (473 ml) đã chứa 39 gam đường, chiếm 8% lượng calo hàng ngày dựa trên chế độ ăn kiêng 2.000 calo. Vì vậy, chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

3. Ăn nhiều đường tăng nguy cơ mọc mụn trứng cá

Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, bao gồm thực phẩm và đồ uống có đường làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như kẹo đã qua chế biến, gây ra nhiều đột biến về lượng đường trong máu hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tiêu thụ thực phẩm có đường khiến cho lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến, dẫn đến tăng tiết androgen, sản xuất tuyến dầu và viêm. Qua đó, làm phát triển mụn trứng cá nhanh chóng.

               Hình: Ăn quá nhiều đường có nguy cơ mọc mụn trứng cá

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và giảm tuổi thọ. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc tiêu thụ đường gây ra bệnh tiểu đường nhưng nếu ăn quá nhiều đường có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần làm tăng cân, tăng lượng mỡ trong cơ thể. Béo phì thường do tiêu thụ quá nhiều đường và được coi là yếu tố lớn nhất dẫn đến bệnh tiểu đường. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc kháng insulin (một loại hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu).

5. Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư là câu trả lời cho việc ăn đường có hại không. Một chế độ ăn nhiều đồ ăn và đồ uống có đường có thể dẫn đến béo phì, khi đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đường làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Tất cả những yếu tố trên đều có thể dẫn đến mắc căn bệnh ung thư. 

6. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn nhưng việc ăn những thực phẩm có đường được chế biến sẵn sẽ góp phần làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc, nặng hơn có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là vì tiêu thụ đường có liên quan đến suy giảm nhận thức và các vấn đề về trí nhớ, rối loạn cảm xúc như lo lắng, trầm cảm. Tình trạng viêm mạn tính toàn thân, kháng insulin và dopaminergic bị gián đoạn, đều do lượng đường trong cơ thể tăng, từ đó góp phần tác động xấu đến sức khoẻ con người. 

7. Đẩy nhanh quá trình lão hoá da

Nếp nhăn là một dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa da và một chế độ ăn uống không phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Các sản phẩm cuối của quá trình Glycation (AGEs) là các hợp chất được hình thành do phản ứng của đường và protein trong cơ thể. Chúng đóng vai trò chính trong quá trình lão hóa da. Ăn một chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và đường dẫn đến sự hình thành AGEs gây ra lão hóa da sớm. AGEs làm hỏng collagen và elastin (protein giữ cho làn da đầy đặn và trẻ trung). Khi collagen và elastin bị tổn thương, da sẽ mất đi độ săn chắc và trở nên chảy xệ. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được mối liên hệ giữa lượng đường và sự thay đổi trên da ở người. 

             Hình: Tác nhân của việc ăn quá nhiều đường gây lão hoá da

8. Tăng quá trình lão hoá tế bào

Telomere là cấu trúc ở phần cuối của nhiễm sắc thể, phân tử chứa một số hoặc tất cả thông tin di truyền. Telomere ngăn ngừa thoái hóa nhiễm sắc thể. Khi chúng ta già đi, các telomere tự nhiên của chúng ta ngắn lại, dẫn đến lão hóa tế bào và rối loạn chức năng. Mặc dù việc rút ngắn telomere là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá nhưng lối sống hàng ngày cũng góp phần đẩy nhanh quá trình này. Tiêu thụ nhiều đường đã được chứng minh làm tăng tốc độ rút ngắn telomere và làm tăng quá trình lão hoá tế bào. 

9. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Nồng độ fructose cao có liên quan đến tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Fructose là một loại đường phổ biến, nguồn chính của nó là xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao được sử dụng để làm ngọt nước ngọt có ga, kẹo, bánh ngọt, ngũ cốc,... Glucose và các loại đường khác được hấp thụ bởi nhiều tế bào khắp cơ thể. Tuy nhiên, đường fructose hầu như chỉ được phân hủy bởi gan. Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng glycogen. Trong gan chỉ có thể lưu trữ một lượng glycogen hạn chế, sau đó lượng glycogen dư thừa sẽ được chuyển thành chất béo. Một lượng lớn đường bổ sung ở dạng fructose làm quá tải gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD), một tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong gan.

10. Những ảnh hưởng khác của việc ăn nhiều đường tới sức khỏe

Ngoài những ảnh hưởng trên của việc ăn quá nhiều đường thì đường còn có thể gây hại đến sức khỏe theo nhiều cách khác. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn quá nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến những bệnh sau:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Fructose có thể làm tăng nồng độ uric trong huyết thanh, dẫn đến sự phát triển của bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm hỏng các mạch máu trong thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. 
  • Tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng: Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng.
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh gút: Bệnh gút là một tình trạng viêm đặc trưng bởi đau khớp. Đường bổ sung làm tăng nồng độ axit uric trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.
  • Đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức: Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ hoặc có thể mắc chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và đột quỵ.

Tóm lại, ăn quá nhiều đường có ảnh hưởng đến cơ thể và sức khoẻ của con người, trong đó có làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì - một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, gan nhiễm mỡ, ung thư… Vì thế để có thể đảm bảo tốt cho sức khỏe những người thừa cân luôn được khuyến cáo nên áp dụng các phương pháp giảm cân càng sớm càng tốt.Trong các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện nay thì liệu pháp tiêu hao năng lượng là một giải pháp phù hợp ở những người có lượng mỡ nội tạng cao và từng thất bại với các phương pháp giảm cân trước đây. Khi liệu pháp tiêu hao năng lượng chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân tích tụ mỡ thừa, sau đó là đưa vào cơ thể người thừa cân các tổ hợp vitamin, khoáng chất để thúc đẩy quá trình chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao. Nhờ đó mà hiệu quả giảm cân sẽ đạt được chỉ sau 6-8 tuần thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

31

Bài viết hữu ích?