Zalo

Những điều thức ăn nhanh gây ra cho cơ thể bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thức ăn nhanh trở nên quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Thức ăn nhanh chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng. Khi sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Vậy thức ăn nhanh có tác hại gì?

1. Sự phổ biến của thức ăn nhanh trong cuộc sống ngày nay

Thức ăn nhanh là dạng thức ăn được chế biến sẵn và phục vụ ngay tại chỗ. Theo kết quả của một số nghiên cứu trên tạp chí dinh dưỡng uy tín gần đây cho thấy, thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều hợp chất khác nhau và thường không mang lại lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Trong thành phần của thức ăn nhanh có chứa khá nhiều hàm lượng đường, muối các chất béo béo hoà hoặc các chất béo chuyển hóa. Hơn nữa, trong thức ăn nhanh còn có chứa khá nhiều chất bảo quản và các chất đã qua chế biến nhiều lần. 

Nhóm khách hàng đông đảo của thức ăn nhanh chính là thanh thiếu niên. Theo kết quả phân tích số liệu của viện thực phẩm về dữ liệu được trích xuất từ Cục thống kê lao động cho thấy, có tới 45% thanh thiếu niên sử dụng số tiền của mình có được cho các loại đồ ăn nhanh. 

Thức ăn nhanh không phải là thực phẩm xấu, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì do thức ăn được chế biến kỹ lưỡng và chứa hàm lượng carbs lớn cùng với các chất khác gây tác động cho cơ thể như đường bổ sung, chất béo không lành mạnh, muối…Vì vậy thức ăn nhanh gây béo phì cho người sử dụng ở mức độ khá nhanh. 

Thức ăn nhanh ngày càng được nhiều người ưa chuộng
Thức ăn nhanh ngày càng được nhiều người ưa chuộng

Những thực phẩm tạo thành thức ăn nhanh thường có hàm lượng calo khá cao nhưng giá trị dinh dưỡng lại không nhiều, thậm chí rất nghèo nàn. Khi sử dụng thức ăn nhanh thay thế cho bữa ăn hàng ngày trong chế độ ăn thì có thể khiến ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ của người sử dụng và gây tăng cân không lý do. Các thử nghiệm của thức ăn nhanh được thực hiện trên động vật còn cho kết quả về những tác động tiêu cực trong chế độ ăn này với con người ở thời gian rất ngắn. Thừa cân béo phì chính là yếu tố nguy cơ có nguyên nhân từ sử dụng thức ăn nhanh gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ….Vì vậy, thức ăn nhanh gây béo phì có thể rất dễ dàng xảy ra.

2. Những tác động gây hại cho sức khỏe mang đến từ thức ăn nhanh

2.1. Thức ăn nhanh gây ra các ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hoá

Thức ăn nhanh có hàm lượng carbs khá cao và lại ít chất xơ. Trong chế độ ăn ít chất thường là nguyên nhân liên quan gây ra các tình trạng tiêu hoá như táo bón, viêm ruột thừa, hoặc có thể làm giảm vi khuẩn có lợi của đường ruột. Khi hệ tiêu hoá sử dụng các loại thực phẩm ăn nhanh này thì các carbs trong thành phần được giải phóng ở dạng glucose và làm cho hàm lượng đường máu tăng lên nhanh chóng. Khi đó, tuyến tụy sẽ phản ứng với tình trạng tăng đường máu bằng cách giải phóng insulin, nhằm giúp vận chuyển đường đến các tế bào cần cung cấp năng lượng. Khi đó cơ thể sử đụng hoặc lưu trữ đường lại thì lượng đường trong máu của cơ thể sẽ trở lại ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh sẽ ảnh hưởng và gây tăng đường máu trở lại. Theo thời gian dài quá trình này diễn ra có thể khiến cho insulin có những đợt tăng cao đột biến, từ đó làm tăng nguy cơ kháng insulin gây ra các bệnh lý như đái tháo đường type 2, tăng cân…

2.2. Hàm lượng đường và chất béo trong thức ăn nhanh có tiêu cực với sức khỏe

Nhiều loại thức ăn nhanh có hàm lượng đường cao nhưng vẫn còn được thêm đường vào trong quá trình chế biến để tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Điều đó có nghĩa, khi sử dụng các loại thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể thừa calo nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng lại không đảm bảo. 

Thức ăn nhanh chứa hàm lượng chất béo rất cao
Thức ăn nhanh chứa hàm lượng chất béo rất cao

Theo hiệp hội tim mạch Mỹ cho biết, trong một lon nước uống soda có khối lượng 340 gam có chứa khoảng 8 muỗng cà phê đường. Khi đó, tương đương với 140 calo, sẽ có 39 gam đường. 

Do đó, việc tiêu thụ đồ ăn, đồ uống nhanh đều là nguyên nhân tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, thừa cân, béo phì trong tương lai.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bao gồm hô hấp và khó thở. Ở trẻ em, nếu ăn thức ăn nhanh ít nhất ba lần một tuần có nhiều nguy cơ dẫn đến mắc bệnh hen suyễn.

2.4. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Thức ăn nhanh khiến bạn thỏa mãn cơn đói chỉ trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài thì thì không có lợi. Những người ăn thức ăn nhanh và bánh ngọt chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 51% so với những người không ăn những thực phẩm đó hoặc ăn rất ít chúng.

Nghiên cứu từ năm 2018 và các nghiên cứu khác trước đó đã gợi ý mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh và tỷ lệ nghiện thực phẩm đối với những món ít chất dinh dưỡng này.

Một nghiên cứu trên tạp chí Appetite cũng cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và carbohydrate đơn, điển hình là việc tiêu thụ thức ăn nhanh nhiều với khả năng ghi nhớ và học tập thấp hơn. Chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

2.5. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Food and Drug Administration (FDA) - Cơ quan giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ , bệnh thận hoặc bệnh tim.

Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh khiến tình trạng sức khỏe của bạn đáng cảnh báo
Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh khiến tình trạng sức khỏe của bạn đáng cảnh báo

FDA cũng lưu ý rằng một chế độ ăn chất béo trans làm tăng lượng lipoprotein tỷ trọng thấp hay cholesterol “xấu” và làm giảm lượng lipoprotein mật độ cao, hay cholesterol “tốt”. Đồng nghĩa với việc tăng khả năng phát triển bệnh tim ở một người.

2.6. Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Một nghiên cứu cho thấy thực ăn nhanh có chứa phthalates. Phthalates là hóa chất có thể làm gián đoạn cách hoạt động của hormone sinh dục và có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản, bao gồm cả dị tật bẩm sinh.

2.7. Ảnh hưởng đến da - tóc - móng

Theo Mayo Clinic, socola và thực phẩm nhiều dầu mỡ như pizza là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá do chúng chứa nhiều carbohydrate. Thực phẩm giàu carb dẫn đến lượng đường trong máu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.

2.8. Ảnh hưởng đến hệ xương

Carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng.

Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ. Điều quan trọng là phải tiếp tục tập thể dục để xây dựng cơ bắp, hỗ trợ xương của bạn và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu mất xương

2.9. Ảnh hưởng đến quan niệm về thức ăn

Một hệ quả khác của việc những người trẻ tuổi thường xuyên ăn thức ăn nhanh là họ thiếu hiểu biết vô tình về cách chuẩn bị bữa ăn cơ bản, nấu ăn và ăn uống lành mạnh.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh bằng các món ăn tự nấu tại nhà
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh bằng các món ăn tự nấu tại nhà

Theo thời gian, điều này kéo dài sự phụ thuộc vào thức ăn nhanh và mọi người có thể không học cách chế biến thức ăn cân bằng và lành mạnh trong nhà. Thức ăn nhanh có xu hướng thêm nhiều muối và đường trong quá trình chế biến. Bản thân chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến

Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành đã chứng minh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc tiêu thụ quá nhiều những loại thức ăn này.

2.10. Nguy cơ ung thư

Hơn 100 mẫu gà nướng thức ăn nhanh dường như có 2-Amino-1-methyl-6-phenylimidazo (4,5-b) pyridine hoặc PhIP, một chất hóa học khi thịt được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định có thể dẫn đến ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết ở người.

2.11. Chức năng nhận thức

Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt xông khói, một số đồ chiên và sữa lắc thường chứa nhiều chất béo bão hòa có thể tác động tiêu cực đến chức năng não và trí nhớ. Lượng axit béo bão hòa hấp thụ cao hơn có thể làm giảm tốc độ ghi nhớ và tính linh hoạt cũng như khả năng ghi nhớ của bạn.

2.12. Nguy cơ gây bệnh thận

Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, chúng ta nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Ngoài ưu điểm là tiện lợi, ngon miệng thì thức ăn nhanh không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý, trong đó điển hình nhất là thừa cân, béo phì. Tình trạng thừa cân, béo phì được xác định là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý mạn tính khiến chúng ta phải chung sống suốt đời. Do đó, khi được xác định thừa cân, béo phì lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia dành cho bạn đó là nên giảm cân càng sớm càng tốt.Liệu pháp tiêu hao năng lượng vốn là một phương pháp giảm cân đa trị liệu mới có tỷ lệ tái béo thấp nhất trong tất cả các phương pháp giảm béo, quản trị cân nặng hiện nay. Trong suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ riêng đánh giá và phân tích các chỉ số sức khỏe (tỷ lệ mỡ, chỉ số BMI, các chỉ số xét nghiệm máu,..), giải thích cụ thể về liệu trình truyền, hỗ trợ về thực đơn ăn uống cũng như chế độ ăn uống… nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Mỗi lần truyền trung bình từ 30 – 45 phút không xâm lấn nên không cần ủ tê, gây mê. Thành phần truyền tiêu hao năng lượng sẽ bao gồm các vitamin và khoáng chất như: Vitamin B-complex tăng cường chức năng não, gan; Vitamin C tăng chuyển hoá chất béo, đốt cháy mỡ thừa; khoáng chất Vàng Selen chống rối loạn và tăng cường chuyển hóa giúp tiêu hao mỡ ở cấp tế bào… Với quy trình giảm cân chuyên sâu trên, người thừa cân, béo phì sau một thời gian áp dụng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

23

Bài viết hữu ích?