Zalo

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng huyết áp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này dần dần được trẻ hoá và người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy tăng huyết áp gây hậu quả gì và làm thế nào để có thể phòng tránh nguyên nhân gây bệnh?

1. Hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp được coi là kẻ thù thầm lặng có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Đây cũng là căn bệnh có nguyên nhân gây tử vong thuộc top thế giới. Bởi vì bệnh diễn tiến khá âm thầm và trong thời gian dài, nhưng người bệnh không thể nhận biết được. Vậy tăng huyết áp gây hậu quả gì tới sức khỏe người bệnh?

Một vài hậu quả tăng huyết áp gây ra với sức khỏe của người bệnh: 

  • Mạch máu. Khi tăng huyết áp sẽ gây áp lực trong lòng mạch máu tăng lên và theo thời gian lòng mạch máu mất định tính đàn hồi và trở nên xơ cứng. Khi áp lực lên động mạch liên tục sẽ làm cho động mạch giãn ra, lớp nội mạc bị nứt, có thể bị vỡ do phình động mạnh. Đây là tình trạng khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể gây ra chảy máu trong não và dẫn tới tử vong. 
  • Tăng huyết áp. Huyết áp cao gây ra hậu quả gì? Huyết áp tăng sẽ làm dày và hư niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư này sẽ hình thành các cục máu đông, và ngăn cho việc cung cấp máu tới tim. Khi đó, sẽ làm cho tim bị giảm hoạt động và gây tổn thương các mô tim dẫn đến tình trạng đau thắt ngực. Tăng huyết áp còn làm cho tim phải hoạt động gắng sức, cơ tim dày lên đặc biệt là tâm thất trái và có thể làm phì đại tâm thất trái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim tới các cơ quan khác, dẫn đến tình trạng to tim hoặc suy tim. 
  • Não bộ. Tăng huyết áp gây ra hậu quả gì cho não bộ? Tình trạng này sẽ khiến tăng nguy cơ xuất huyết não. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy khi huyết áp tăng cao là nguyên nhân của 80% cơn đau tim và nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra. Tăng huyết áp còn làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não làm cho mạch máu có thể bị vỡ. Nếu quá trình truyền tải lượng máu trong cơ thể bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não thoáng qua, gây ra các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, và nếu nặng hơn có thể làm suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, xuất huyết não và gây tử vong cho người bệnh. 
  • Suy thận. Khi huyết áp tăng lên làm các mạch máu trong thận bị tăng áp lực nên xảy ra tình trạng suy thận. Thận vừa là cơ quan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhưng nó cũng đóng vai trò giữ cho huyết áp cơ thể ở trạng thái cân bằng, bằng cách điều tiết các dịch của cơ thể để điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng lên làm cho các mạch máu xung quanh thận tổn thương từ đó ảnh hưởng đến chức năng lọc thận. 
  • Bệnh về mắt. Tăng huyết áp gây ra các bệnh lý về mắt như võng mạc, mù mắt. Điều này là do các mạch máu nuôi cơ thể và mạch máu tới mắt bị tổn thương. Khi đó mắt có thể bị khô, mờ đi. Người bệnh nặng có thể gặp tình trạng bị mù loà. 
  • Rối loạn chức năng tình dục. Huyết áp tăng xuất phát từ nguyên nhân thành mạch máu bị dày lên và làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan của cơ thể. Các động mạch cung cấp máu tới dương vật cũng sẽ giảm và làm rối loạn chức năng cương dương. Còn với phụ nữ, nếu huyết áp tăng sẽ khiến lượng máu tới âm đạo giảm làm khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục… 
  • Bệnh động mạch ngoại biên hay chứng chuột rút. Nếu để huyết áp tăng liên tục có thể làm mạch máu ở tứ chi bị ảnh hưởng. Khi đó mạch máu có thể bị thu hẹp lại và làm cứng các mạch máu dẫn tới chân, gây ra bệnh động mạch ngoại biệt với chứng chuột rút khá đau đớn. 
  • Chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng tăng huyết áp có liên quan phá mật thiết với chất lượng giấc ngủ. Những người bị tăng huyết áp còn gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ làm cho giấc ngủ bị gián đoạn và cơ thể luôn mệt mỏi. 
  • Giảm hàm lượng xương trong cơ thể. Huyết áp tăng cao gây ra những ảnh hưởng bất thường đến quá trình chuyển hoá xương. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, huyết áp tăng cao sẽ làm tăng khả năng đào thải canxi ra khỏi cơ thể, đặc biệt ở những phụ nữ lớn tuổi. Mất canxi kéo dài sẽ gây ra tình trạng loãng xương, mất xương. 
Tăng huyết áp dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm

2. Cách hạn chế hậu quả của tăng huyết áp

Để hạn chế các hậu quả tăng huyết áp gây ra cần thực hiện kết hợp giữa chế độ ăn và luyện tập. Đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. 

Một số cách hạn chế hậu quả của tăng huyết áp: 

  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng cho những người thừa cân, béo phì. Thực tế cho thấy, những người bị thừa cân béo phì có nguy cơ tăng huyết áp khá cao. Đặc biệt ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Những người này thường gặp tình trạng béo bụng và béo phì cục bộ. Với những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định chế độ ăn và luyện tập phù hợp để giảm cân nặng, đồng thời cũng ngăn chặn được tình trạng tăng huyết áp và các hậu quả có thể xảy ra. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Với người tăng huyết áp ngoài việc kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn thì cần phải biết lựa chọn thực phẩm phù hợp cho tình trạng bệnh lý. Nên lựa chọn các loại thực phẩm là rau xanh, quả chín, ngũ cốc nguyên hạt các loại đậu, thực phẩm giàu chất xơ… chúng có tác dụng giúp chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật và có chứa nhiều acid béo tốt có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, không nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh… Những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Đồng thời hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và đồ uống có đường…
  • Tăng cường luyện tập thể dục giúp nâng cao thể chất. Đồng thời luyện tập thể dục giúp giảm huyết áp và cân nặng khá hiệu quả. Có thể thực hiện các bài tập thể dục trong khoảng ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện ít nhất 5 ngày trong tuần để đạt được lợi ích với sức khỏe nói chung và huyết áp nói riêng. 
  • Thay đổi thói quen như hút thuốc lá. Đây chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ tim mạch nhiều lần ở những người mắc bệnh tăng huyết áp. Khi ngừng hút thuốc lá sẽ giúp phòng được cả bệnh tim mạch và huyết áp. 

Hạn chế sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có chứa cồn. Bởi vì những đồ uống này vừa làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, lại làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. 

Cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn
Cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn

3. Các điểm cần lưu ý khi tăng huyết áp

Khi tình trạng tăng huyết áp diễn ra người bệnh cần lưu ý: 

  • Không nên ăn quá mặn. Việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ số huyết áp của người bệnh. Bởi vì hàm lượng natri trong cơ thể lúc này tăng cao và làm cho huyết áp tăng cao hơn. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu máu, đồng thời cơ thể cần tiếp thêm nhiều nước để ổn định được nồng độ dịch thể. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác khát nước nhiều, uống nước nhiều, làm tăng khối lượng tuần hoàn và huyết áp tiếp tục tăng cao. Không những thế muối vào cơ thể quá nhiều sẽ tăng tính thấm của tế bào, trong đó có tế bào cơ trơn của thành mạch, gây ra tình trạng tích nước trong tế bào. Lúc này trương lực thành mạch tăng, mạch co giãn liên tục làm tăng sức cản ngoại vi. 
  • Không tự ý điều chỉnh liều thuốc. Với người bệnh phải sử dụng thuốc thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị. Khi cơ thể có tình trạng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời. 
  • Luôn giữ cho tình thần được thoải mái và thư giãn. Căng thẳng, stress có thể gây ra các phản ứng có hại trong cơ thể khiến cho tình trạng huyết áp tăng cao. 
  • Thực hiện đo huyết áp định kỳ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời. 
  • Nên cảnh giác với các dấu hiệu bất thường có thể gặp như đau vùng ngực. Những cơn đau này có thể báo hiệu ảnh hưởng liên quan đến hoạt động của tim cũng như mạch máu. 

Tăng huyết áp không chỉ đơn thuần gây ra áp lực lớn lưu lượng máu mà còn tác động đến cả thành động mạch và các cơ quan liên quan như tim. Từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan xung quanh. Nếu không được điều trị thì bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh và thậm chí có thể gây tử vong. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

19

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Vì sao bạn dễ bị đột quỵ mùa lạnh?

Vì sao bạn dễ bị đột quỵ mùa lạnh?

19

Bài viết hữu ích?