Zalo

Vì sao bạn dễ bị đột quỵ mùa lạnh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một trong những dạng tai biến dễ dẫn đến tử vong hiện nay chính là đột quỵ. Thời tiết trở lạnh cũng là một trong các yếu tố khiến nguy cơ đột quỵ gia tăng. Nhận biết được đối tượng nguy cơ và các thời điểm dễ xảy ra đột quỵ mùa lạnh có thể giúp bạn phòng tránh được tai biến này.

1. Tình trạng đột quỵ mùa lạnh ở Việt Nam và thế giới

Đột quỵ là một trong những dạng tai biến mạch máu não gây ra tử vong hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm nghìn người bị đột quỵ và tỷ lệ cao dẫn đến tử vong. Theo thống kê thì các trường hợp đột quỵ có xu hướng gia tăng khi nhiệt độ xuống thấp. Vậy vì sao dễ bị đột quỵ mùa lạnh

Nghiên cứu tại Pháp đã chỉ ra rằng, đỉnh điểm của các trường hợp đột quỵ tại đây thường xảy ra vào các tháng Hai và tháng Tư, thời kỳ mà thời tiết lạnh nhất trong năm. Các nghiên cứu từ nhiều quốc gia như Phần Lan, Úc, Hoa Kỳ, Đức, Đài Loan, Trung Quốc và Iran đều ghi nhận rằng đột quỵ thường xuất hiện nhiều hơn trong những tháng lạnh so với tháng ấm.

Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, với thời tiết Miền Bắc Việt Nam, các trường hợp nhồi máu não, đột quỵ não thường xuất hiện nhiều vào tháng 11, 12, và 1. Trong khi ở Miền Trung, các ca cấp cứu đột quỵ não thường xảy ra nhiều vào tháng 10 và xuất huyết não thường gặp trong tháng 12. 

Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12 và tháng 1 ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ não tương đương với khu vực phía Bắc. Trong 3 tháng này, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ bao gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50% trong tổng số trường hợp đột quỵ trong cả năm.

Bất kể thời tiết nào mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ
Bất kể thời tiết nào mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ

2. Vì sao dễ bị đột quỵ mùa lạnh?

Vì sao dễ bị đột quỵ mùa lạnh là một trong những thắc mắc được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng trên là khi thời tiết trở lạnh và nhiệt độ giảm, hệ tim mạch của chúng ta gặp khó khăn, đặc biệt là đối với những người cao tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa môi trường ngoài và trong nhà (ví dụ như rời khỏi phòng để đi ra ngoài đường có nhiệt độ thấp hơn) có thể làm co thắt các mạch máu và gây ra sự giữ nước trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay tăng huyết áp đột ngột, tăng nguy cơ đột quỵ mùa lạnh.

Cũng theo các nhà khoa học giải thích về nguyên nhân đột quỵ mùa lạnh là khi nhiệt độ giảm do thời tiết, cơ thể chúng ta tự động sản xuất catecholamine để co mạch máu ngoại vi và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, việc co mạch này cũng có thể làm tăng áp lực trong mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp. Điều này có thể gây ra các vấn đề như xuất huyết não, đặc biệt là ở những người có xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, việc co mạch cũng có thể làm tăng độ nhớt của máu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành cục máu đông. Điều này có thể tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nhồi máu não.

3. Đối tượng dễ bị đột quỵ mùa đông 

Đột quỵ mùa lạnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên ở một số đối tượng sau đây thì nguy cơ cao hơn. 

  • Người có tiền sử gặp cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân.
  • Người hay có cảm giác hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc cảm giác hụt nhịp tim.
  • Người hay có triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, chuột rút.
  • Người bệnh có tình trạng mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường.
  • Người thừa cân, béo phì, vận động ít hơn.
  • Người có thói quen hút thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Nữ giới trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đột quỵ cao, ở nam giới, trên 40 tuổi thì nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cũng tăng cao hơn so với lúc trẻ.
  • Từng trải qua nhồi máu cơ tim, đột quỵ trước đây khi thời tiết trở lạnh.
Để phòng tránh đột quỵ mùa lạnh hiệu quả, người có tiền sử về tim mạch nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên
Để phòng tránh đột quỵ mùa lạnh hiệu quả, người có tiền sử về tim mạch nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên

4. Thời điểm dễ bị đột quỵ mùa đông?

Đột quỵ mùa lạnh hay đột quỵ mùa đông thường có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm này trong ngày. Tuy vậy, sẽ có những thời điểm nhiệt độ xuống càng thấp thì nguy cơ đột quỵ sẽ càng gia tăng. 

Theo các chuyên gia cho biết thì khoảng 60-70% các trường hợp đột quỵ mùa lạnh thường xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Điều này thường xảy ra vào những thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn so với buổi trưa và chiều. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng cho biết rằng tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn so với mùa nóng, và chiếm khoảng 85% trong tổng số các trường hợp.

Đột quỵ mùa lạnh là một dạng tai biết có xu hướng tăng cao hiện nay. Bên cạnh lý do thời tiết khiến mạch máu co lại dẫn tới cao huyết áp thì một số nguyên nhân từ bệnh nền hay lối sống cũng khiến cho nguy cơ đột quỵ mùa lạnh tăng cao. Do đó, khi nhiệt độ thời tiết giảm xuống thấp, bạn nên giữ cho thân nhiệt ấm và tránh thay đổi nhiệt độ môi trường sống đột ngột để phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ mùa đông nhé.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Cảnh giác đột quỵ tái phát khi rét đậm

Cảnh giác đột quỵ tái phát khi rét đậm

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Rét đậm có phải là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột?

Rét đậm có phải là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột?

8

Bài viết hữu ích?