Đột quỵ là tình trạng bác sĩ thường sử dụng để chỉ một phần não bị tổn thương do các vấn đề liên quan đến dòng chảy và lưu lượng máu trong cơ thể. Tình trạng đột quỵ xảy ra có thể hiểu là bệnh tai biến mạch máu não. Tình trạng này khiến não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu quá trình gián đoạn có thể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể đặc biệt là tế bào não.
Đột quỵ có thể xảy ra cấp tính, đột ngột, nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Yếu tố có thể gây xảy ra đột quỵ như động mạch đến não bị gây tắc nghẽn khi đó có một phần não bộ không được tưới máu nuôi dưỡng trong thời gian dài. Hoặc động mạch bị vỡ và chảy máu vào các vị trí như nhu mô não hoặc màng não.
Nguy cơ tái phát đột quỵ có thể do thời tiết lạnh. Khi đó nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột khiến cho hệ thống mạch máu phải xuất hiện các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi này. Hơn nữa, khi trời lạnh đột quỵ tái phát khá dễ do mạch máu bị co lại và làm tăng huyết áp từ đó cản trở ngoại vi tăng cao dễ gây ra tình trạng đứt, hoặc vỡ mạch máu não. Khi đó có thể khiến người bệnh bị xuất huyết não.
Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp tới mức rét đậm ảnh hưởng đến co giãn mạch máu trong cơ thể và nếu ở trường hợp người bệnh bị tăng số lượng hồng cầu hoặc tiểu cầu sẽ làm tăng độ cô đặc của máu và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt ở những người bệnh xơ vữa động mạch, hoặc tăng cholesterol cơ thể thì khả năng hình thành cục máu đông trong cơ thể khá cao. Đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu.
Mùa đông lạnh và rét khiến cho mỗi người cảm thấy lười vận động hơn kèm theo ăn uống không lành mạnh. Khi đó làm tăng lượng mỡ máu trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Một số thói quen không lành mạnh cũng là nguyên nhân hình thành đột quỵ hay tắc nghẽn mạch máu như hoạt động thể lực hạn chế, mắc bệnh béo phì, lạm dụng rượu bia hoặc các chất kích thích, sử dụng thuốc lá, hoặc cơ thể ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài.
Những đối tượng trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh tim mạch thường dễ mắc bệnh đột quỵ vào mùa đông lạnh do hệ thống miễn dịch suy giảm. Hơn nữa, khả năng chịu đựng ở lứa tuổi này bị suy giảm, mạch máu giảm khả năng đàn hồi, thậm chí có thể trở nên cứng và máu cô đặc nhiều hơn. Chính những yếu tố này dẫn đến tình trạng đông máu và giảm lượng máu đến não ở lứa tuổi này. Gây ra nguyên nhân của tình trạng đột quỵ.
Những người có tình trạng tăng huyết áp khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào mùa đông giá lạnh có thể làm huyết áp tăng cao khiến tăng nguy cơ đột quỵ. Lý do là các mạch máu lớn có nguy cơ vỡ hoặc lọc tách do phình và xơ vữa động mạch chủ.
Các dấu hiệu của đột quỵ tái phát khi trời lạnh:
Những người bị đột quỵ tái phát khi trời lạnh có thể còn có các dấu hiệu khác ngoài dấu hiệu đã kể ở trên. Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu người bệnh gặp cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gặp triệu chứng đột quỵ xảy ra nhanh trong vài phút.
Những dấu hiệu của đột quỵ có thể đến và đi khá nhanh. Vì vậy, nếu cảm thấy cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi trời lạnh, rét đậm thì cần lắng nghe cơ thể để chủ động xác định các dấu hiệu mắc đột quỵ. Đồng thời cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra toàn bộ cơ thể và các triệu chứng của bệnh. Thời gian được coi là thời gian vang cho đột quỵ đóng vai trò khá quan trọng. Khi chậm trễ một phút có thể khiến người bệnh bị tổn thương nặng nề.
Trong trường hợp người bệnh bị đột quỵ cần đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất có thể, Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân được điều trị kịp thời hạn chế được các biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Nếu một người có các dấu hiệu như tê bì chân tay, nói khó, méo miệng, mắt mờ đột ngột, đau đầu dữ dội…. thì cần gọi cấp cứu ngày để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất và thực hiện các thủ thuật điều trị.
Có thể thực hiện kiểm tra bằng các máy móc hiện đại như MRI, hệ thống rô bốt mổ não để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm. Điều này giúp mang lại hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi sức khoẻ của người bệnh.
Trong quá trình chờ cấp cứu người bệnh đột quỵ, không nên tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi vì khi đang ở tình trạng này nếu sử dụng thuốc có thể làm tăng tình trạng xuất huyết não và càng nghiêm trọng hơn với các biến chứng xuất hiện, thậm chí người bệnh có thể tử vong. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý không được chích máu ở ngón tay người bệnh, không cử động mạnh hoặc lắc người bệnh hoặc không cho ăn uống mà để người bệnh bị sặc thức ăn… Không nên thực hiện cạo giáo cho người bệnh hoặc nặn chanh vào miệng. Những hành động này là quan niệm sai lầm không làm cải thiện tình trạng đột quỵ của người bệnh mà còn gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng tới người bệnh.
Với những người bệnh có tình trạng đột quỵ khi thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ môi trường xuống thấp thì nên để người bệnh nằm nghiêng một chỗ, nới lỏng quần áo. Đồng thời ghi nhận thời gian người bệnh xuất hiện dấu hiệu đột quỵ như triệu chứng để có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị khi cần thiết.
Đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính và có thể xảy ra một cách đột ngột đem lại những hậu quả nhất định. Vì vậy cần thực hiện một số hoạt động để dự phòng đột quỵ tái phát:
Đột quỵ não có thể tăng khả năng tái phát khi nhiệt độ không khí hạ thấp. Từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Vì vậy để hạn chế tình trạng này cần chăm sóc sức khỏe tốt, giữ ấm cho cơ thể, tránh các thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ.
16
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16
Bài viết hữu ích?