Zalo

Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kiệt sức đang là một hiện tượng thường gặp và được khá nhiều người quan tâm. Vậy, bị kiệt sức có nguy hiểm không? Kiệt sức gây ra các ảnh hưởng về thần kinh, sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng quát của cơ thể…Từ đó khiến cho cuộc sống và công việc của người bệnh trở nên khó khăn. Mặc dù kiệt sức nguy hiểm nhưng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

1. Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Vì sao?

Kiệt sức là tình trạng mệt mỏi kéo dài. Dù bạn nghỉ ngơi nhưng vẫn có cảm giác uể oải, mệt mỏi và thiếu năng lượng kéo dài, khiến bạn khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tình trạng này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu kiệt sức có nguy hiểm không?

Thực tế, tình trạng kiệt sức có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu hoặc thường xuyên đối mặt với áp lực cuộc sống và công việc. Những người có sức khỏe yếu như người già hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, tiểu phẫu, cũng như những người thường xuyên mắc bệnh, có thể trải qua tình trạng chán ăn, thiếu máu, và mệt mỏi liên tục. Thời gian trôi qua, họ phải đối mặt với hậu quả nặng nề khi cơ thể trở nên suy nhược.

Đối với những người phải làm việc quá mức hoặc chịu áp lực lớn trong cuộc sống, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh kiệt sức. Tâm trạng không ổn định do áp lực và thiếu nghỉ ngơi có thể dẫn đến tình trạng này. Họ cũng có thể gặp vấn đề dinh dưỡng, làm cho cơ thể mệt mỏi và kiệt sức hơn nữa.

Tình trạng kiệt sức, mệt mỏi kéo dài gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Cụ thể: 

  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Như đã phân tích, khi cơ thể suy nhược sẽ tác động tới hệ thần kinh khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ. Người bệnh hay bị nhớ nhớ quên quên khiến cho công việc và cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, khi bị tình trạng nhớ quên người bệnh sẽ bị tạo tâm lý áp lực và suy nghĩ nhiều hơn. 
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Kiệt sức khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ giảm sút. Khi đó, hệ thần kinh phải chịu nhiều tác động từ cơ thể tình trạng này kéo dài khiến mệt mỏi ngày một tăng dần.
  • Sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng: Chẳng hạn như sau khi vận động cơ thể dường như bị mất hết sức lực và năng lượng. Một số trường hợp gặp tình trạng kiệt sức ngất xỉu hoặc khó thở…Những người bị kiệt sức còn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Nếu không được điều trị sớm có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế không nên chủ quan nếu có cách dấu hiệu này cần phải được khám và điều trị kịp thời. Một số người khi suy nhược cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Chẳng hạn phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt,...
Kiệt sức gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh
Kiệt sức gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh

2. Dấu hiệu kiệt sức nào cần đi khám?

Kiệt sức có với nhiều dấu hiệu đặc trưng. Mặc dù vẫn chưa có sự đồng thuận về những dấu hiệu nào là chính xác cho kiệt sức, nhưng có những biểu hiện chung liên quan đến stress hoặc làm việc quá mức. Do đó, nếu bạn gặp những dấu hiệu sau, việc đến thăm bác sĩ là quan trọng:

  • Mệt mỏi kéo dài: Gây cảm giác mệt mỏi, bất lực, và khó khăn trong việc duy trì công việc hàng ngày. Có thể đi kèm với vấn đề tiêu hoá, rối loạn dạ dày và đường ruột.
  • Tách biệt từ xã hội: Một số người có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc, cảm giác lo âu và tự cảm giác tự ác.
  • Giảm chất lượng công việc: Làm việc không hiệu quả, thất thường, và thiếu hứng thú.
  • Giảm cân đột ngột: Thường là dấu hiệu thường gặp khi kiệt sức kéo dài. Cần chú ý nếu sụt cân không phải do cố ý giảm cân.
  • Da xấu đi: Da trở nên xấu, sạm và có nhiều nếp nhăn. Kiệt sức làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố và dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Thiếu ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ: Tình trạng này gây áp lực lên hệ thần kinh, làm gia tăng mệt mỏi theo thời gian.
Cần sớm đi khám để phát hiện và cải thiện tình trạng kiệt sức
Cần sớm đi khám để phát hiện và cải thiện tình trạng kiệt sức

3. Hướng dẫn chăm sóc/ cải thiện tình trạng kiệt sức

Kiệt sức và suy nhược cơ thể kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục cũng như hồi phục sức khỏe nhanh nhất. 

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị kiệt sức chính là:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể là chìa khóa để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề như kiệt sức và suy nhược. Chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Các nhóm thực phẩm như thịt bò, thịt heo, gà, cá, trứng sữa, chứa nhiều protein và vitamin B12 có thể giúp duy trì sức khỏe, nhưng cần lưu ý về lượng tiêu thụ để tránh vấn đề tim mạch và thừa cân.
  • Bổ sung rau xanh và quả chín vào chế độ ăn hàng ngày là quan trọng để cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao năng lượng cơ thể. Chế biến thực phẩm bằng cách luộc hoặc hấp giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  • Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý là một phần quan trọng. Xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp với khả năng và sức khỏe cá nhân, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Lợi ích bao gồm cải thiện lưu thông máu, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng. Thói quen như thư giãn trước khi đi ngủ, hít thở sâu, hoặc thiền có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Cuối cùng, thực hành tư duy tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tinh thần lạc quan và cân bằng cảm xúc, giúp ngăn chặn chuỗi suy nghĩ tiêu cực khi cơ thể trải qua trạng thái kiệt sức.

Bệnh vì kiệt sức gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể chất của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và cải thiện kịp thời thì bệnh có thể thuyên giảm và người bệnh cảm thấy thoải mái, yêu đời, làm việc hiệu quả. 

Người mệt mỏi kiệt sức cần đi khám để loại trừ những tình trạng bệnh lý liên quan có thể xảy ra. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mệt mỏi kiệt sức, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp truyền xua tan mệt mỏi. Phương pháp này đang được giới chuyên môn đánh giá cao, có thể giúp phục hồi cơ thể từ tận tế bào nhờ tổ hợp các vi hoạt chất được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Sau khi được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, bạn sẽ được tư vấn liệu trình truyền xua tan mệt mỏi phù hợp. Sau khi truyền sẽ cảm nhận cơ thể được hồi phục nhanh chóng, tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và tinh thần.

Tài liệu tham khảo: Thriveworks.com, mayoclinic.org, muschealth.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Hướng dẫn cách khắc phục kiệt sức

Hướng dẫn cách khắc phục kiệt sức

Cảnh giác suy nhược cơ thể bị chóng mặt, nhức mỏi, đau dạ dày

Cảnh giác suy nhược cơ thể bị chóng mặt, nhức mỏi, đau dạ dày

8

Bài viết hữu ích?