Trong khảo sát về Work and Well-Being năm 2021, 79% những người tham gia cho biết họ cảm thấy căng thẳng liên quan đến công việc trong tháng trước đó. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi trang web việc làm Indeed cũng nhấn mạnh rằng tình trạng kiệt sức đang gia tăng. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ đã trải qua tình trạng kiệt sức vào năm 2021.
Một số triệu chứng suy nhược cơ thể len lỏi vào cuộc sống cá nhân của chúng ta một cách lặng thầm khiến đôi lúc ta không thể nhận ra. Dưới đây là những dấu hiệu suy nhược cơ thể phổ biến cần lưu ý:
Nhóm doanh nhân thường phải đối mặt với áp lực lớn từ công việc và trách nhiệm lãnh đạo. Họ phải gánh trách nhiệm phải hoàn thành mục tiêu kinh doanh, quản lý nhóm, và đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong công việc từ đó tạo ra rất nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, họ thường xuyên phải làm việc liên tục và kéo dài vì vậy có thể bị thiếu thời gian để ngủ, nghỉ ngơi hoặc không có thời gian cho các hoạt động giải trí và thư giãn.
Bên cạnh đó, nhóm doanh nhân còn có nhiệm vụ quản lý tài chính, đối mặt với rủi ro kinh doanh và áp lực về doanh số bán hàng. Những điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Nếu không giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, họ rất dễ mắc phải hội chứng suy nhược cơ thể.
Dấu hiệu suy nhược cơ thể thường dễ bị bỏ qua vì đa phần mọi người đều có lối sống bận rộn và thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc có thể không chú ý đến dấu hiệu suy nhược cơ thể. Họ có thể xem nhẹ những triệu chứng như mệt mỏi và căng thẳng, chấp nhận chúng là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Một số người có thể coi việc làm việc quá mức là một biểu hiện của sự tâm huyết và nỗ lực. Họ có thể không nhận ra rằng việc này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần.
Khi bạn gặp phải các triệu chứng suy nhược cơ thể, hãy hành động ngay lập tức để đối phó và khắc phục tình trạng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện:
Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn các nhiệm vụ, nhưng việc giảm tải các nhiệm vụ có thể giúp bạn tập trung vào những việc quan trọng hơn. Hãy phân phối lại các nhiệm vụ cho những người chung nhóm. Khi bạn phân phối lại khối lượng công việc, nó sẽ tạo cơ hội học tập cho các thành viên khác trong nhóm để mài giũa kỹ năng của họ.
Hãy cố gắng giảm thiểu công việc, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng, đồng thời dành thời gian cho những hoạt động giải trí và thư giãn như: Trò chuyện với người thân và bạn bè, đọc sách, nghe nhạc và đi dạo…
Hoạt động thể dục nhẹ có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể thử các hoạt động như đi bộ, bơi lội, gym hoặc đạp xe…
Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn như: Trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc điều trị. Việc điều trị phải được duy trì liên tục và kéo dài trung bình từ sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý theo dõi sát sao
Ngoài ra, để tránh trầm cảm, lo âu hãy học cách quản lý stress thông qua kỹ thuật như thiền, yoga, hoặc các hoạt động giải trí. Đôi khi, việc đơn giản như đọc sách, nghe nhạc, hoặc tham gia các hoạt động xã hội cũng có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
Ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đảm bảo 4 thành phần chính là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh như: Cải ngọt, súp lơ, cải chíp và những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe. Tăng cường ăn những loại hoa quả giàu vitamin như thanh long, nho, cam, ổi và táo…
Hạn chế đường, các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và đồ uống có gas.
Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá.
Nếu cảm thấy suy nhược cơ thể kéo dài và không giảm đi sau những biện pháp tự chăm sóc, nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ, nhà tâm lý học, hoặc chuyên gia y tế về tâm thần.
Tóm lại, suy nhược cơ thể biểu hiện một cách lặng thầm, âm ỉ, vì vậy cần chú ý không nên xem nhẹ những dấu hiệu này. Chúng có thể là cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn gặp những dấu hiệu trên, hãy thăm khám bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang theo dõi và bảo vệ sức khỏe một cách khoa học và hiệu quả.
Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
Tài liệu tham khảo: Forbes.com, Betterup.com
19
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
19
Bài viết hữu ích?