Zalo

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và dễ bầm tím. Vậy nguyên nhân thiếu sắt và nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt là gì?

1.Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng rối loạn về máu ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất, xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố. Huyết sắc tố là một chất trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 

Các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt xảy ra theo thời gian. Ban đầu, bạn có thể có lượng sắt thấp và không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ đến mức bạn không nhận thấy. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Bạn có thể nhận thấy da nhợt nhạt và tay chân lạnh. Thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Đôi khi, thiếu máu thiếu sắt có thể gây đau ngực, nhịp tim nhanh và khó thở. 

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt phổ biến nhất, bao gồm: 

  • Chế độ ăn ít chất sắt: Sắt được lấy từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cứ 10 đến 20 mg sắt ăn vào chỉ có 1 mg sắt được cơ thể hấp thu. Một người có chế độ ăn uống không cân bằng chứa ít chất sắt có thể bị thiếu máu do thiếu sắt ở một mức độ nào đó.
  • Thay đổi cơ thể: Nhu cầu sắt tăng lên và tăng sản xuất hồng cầu là cần thiết khi cơ thể đang trải qua những thay đổi, chẳng hạn như giai đoạn tăng trưởng nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú.
  • Bất thường ở đường tiêu hóa: Sự kém hấp thu sắt là tình trạng phổ biến sau một số hình thức phẫu thuật đường tiêu hóa. Hầu hết chất sắt đưa vào từ thức ăn được hấp thu ở phần trên của ruột non. Bất kỳ sự bất thường nào ở đường tiêu hóa đều có thể làm thay đổi sự hấp thu sắt và dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Phẫu thuật hoặc dùng thuốc ngăn chặn sản xuất axit dạ dày cũng sẽ làm giảm sự hấp thu sắt. 
  • Mất máu: Mất máu có thể làm giảm hàm lượng sắt trong cơ thể và dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Nguồn mất máu có thể bao gồm chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương.
Chế độ ăn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt
Chế độ ăn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

2.Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt nào có thể dự phòng được?

Thông thường, cơ thể bạn được cung cấp một lượng sắt ổn định từ thực phẩm bạn ăn. Cơ thể bạn dự trữ lượng sắt dư thừa để có thể sử dụng khi cần thiết nhằm tạo ra huyết sắc tố. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt phát triển khi cơ thể bạn sử dụng lượng sắt dự trữ nhanh hơn mức có thể được nạp lại hoặc lượng sắt cung cấp cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống không đủ.

Vì vậy, nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt chúng ta có thể chủ động dự phòng được là thiếu sắt do chế độ ăn ít chất sắt và những thay đổi của cơ thể làm nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên.

Hầu như bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài, đang mang thai hoặc đang cho con bú có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt hơn những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh hoặc nam giới. Dưới đây là những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

  • Một số trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng: Trẻ sinh ra đã nhận được sắt từ mẹ trong suốt quá trình thai kỳ. Nguồn cung cấp sắt đó sẽ cạn kiệt sau bốn đến sáu tháng. Trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức không được tăng cường có thể không nhận đủ chất sắt.
  • Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Nhiều trường hợp trẻ nhỏ uống nhiều sữa bò có thể không được cung cấp đủ chất sắt.
  • Thanh thiếu niên: Tăng trưởng nhanh có thể sử dụng hết lượng sắt dự trữ nhanh hơn, gây thiếu sắt.
  • Người lớn trên 65 tuổi:  Người lớn tuổi có thể không nhận được đủ lượng chất sắt cần thiết vì họ ăn ít thức ăn hơn.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra nhiều có thể gây nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt do tình trạng mất hồng cầu.
  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai không dùng vitamin tổng hợp có axit folic và sắt sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn.
Chế độ ăn giàu thực phẩm chứa sắt có thể giúp phòng tránh nguyên
Chế độ ăn giàu thực phẩm chứa sắt có thể giúp phòng tránh nguyên 

3.Cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt

Câu hỏi nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt là gì và nguyên nhân thiếu sắt nào có thể dự phòng được đã có câu trả lời. Một số cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt, bao gồm:

3.1 Chế độ ăn giàu chất sắt

Chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp phòng tránh nguyên nhân thiếu sắt. Các thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt dồi dào cho cơ thể, bao gồm:

  • Cac loại thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan và các loại nội tạng khác
  • Gia cầm như gà, vịt và gà tây
  • Cá mòi, cá cơm, cá hồi và các loại hải sản có vỏ như trai, hàu
  • Các loại rau lá xanh thuộc họ bắp cải chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn và cải rổ
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu đen
  • Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất
  • Bánh mì trắng, mì ống, gạo và ngũ cốc giàu chất sắt

3.2 Chất bổ sung sắt

Bên cạnh việc bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc uống sắt thì bạn có thể bổ sung sắt cho cơ thể theo phương pháp Venofer. Venofer là phương pháp truyền sắt qua đường tĩnh mạch được chỉ định để điều trị thiếu hụt sắt trong các tình huống sau:

  • Nhu cầu lâm sàng cần cung cấp sắt nhanh chóng nhằm bổ sung các kho sắt
  • Bệnh lý viêm đại tràng nặng không dung nạp được các chế phẩm của sắt hoặc bị chống chỉ định
  • Khách hàng không tuân thủ liệu pháp uống sắt
  • Không dung nạp được với thuốc sắt đường uống

Tóm lại, bài viết đã cho chúng ta biết các nguyên nhân thiếu sắt và nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt là gì. Chế độ ăn không cung cấp đủ sắt, cơ thể tăng nhu cầu sử dụng sắt, bất thường đường tiêu hóa và mất máu là những nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt nếu không được điều trị có thể gây mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nhức đầu và chóng mặt. Bạn có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày giàu chất sắt hoặc bổ sung sắt đường tĩnh mạch với công thức chuẩn y khoa mới.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, bạn có thể đến trung tâm y tế làm xét nghiệm vi chất, sau khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn cách bổ sung hiệu quả và tăng cường khả năng hấp thu hiệu quả.

Nguồn tham khảo: hopkinsmedicine.org, my.clevelandclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Những ai không nên uống sắt?

Những ai không nên uống sắt?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

25

Bài viết hữu ích?