Zalo

Mục đích của xét nghiệm Folate

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc các tế bào và sự chuyển hóa của cơ thể như các vitamin nhóm A, nhóm B, hoặc vitamin C, ... Folate là một trong số các vitamin nhóm B có chức năng này và việc định lượng nồng độ folate thông qua xét nghiệm folate sẽ cho biết liệu quá trình chuyển hóa của cơ thể có đang diễn ra bình thường không.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Folate là gì?

Folate và axit folic là 2 cách gọi khác nhau của một loại vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể, chính là vitamin B9. Đặc biệt, folate hay vitamin B9 là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành các huyết cầu của cơ thể gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Folate hay axit folic đóng vai trò chính trong việc hình thành hemoglobin – thành phần cốt lõi của hồng cầu, ngoài ra còn giúp tăng cường tế bào và xây dựng cơ. Vì thế, thiếu hụt folate hay acid folic là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có vai trò hỗ trợ những trường hợp bị rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần hoặc tình cảm.

Cũng như các vitamin nhóm B khác, Folate vitamin B9 là dạng vitamin tan trong nước. Các thực phẩm giàu folate là thịt đỏ, các rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc và đậu, lòng đỏ trứng, gan. Ngoài ra, cơ thể cũng có thể tự sản xuất ra được loại vitamin này và lưu trữ nó tại gan.

Folate rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể nói chung, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Sự có mặt đầy đủ folate trong thai kỳ sẽ đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi, không chỉ giúp tăng trưởng tế bào và mô mà còn tạo ra DNA mang thông tin di truyền. Các mẹ bầu cần chú ý bổ sung vitamin B9 hàng ngày, nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất để giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết về thần kinh bao gồm não và tủy sống, cũng như tránh mắc các bất thường như spina bifida hay hở môi, hở hàm ếch.

Thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Vì thế, trong chế độ ăn hàng ngày, mọi người cần đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

xét nghiệm folate
Folate có vai trò quan trọng trong hình thành hồng cầu

2. Xét nghiệm Folate là gì?

Ngày nay, thiếu acid folic hay folate không còn là tình trạng sức khỏe hiếm gặp bởi chế độ ăn uống không hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề là bạn lại thường không nhận ra tình trạng thiếu hụt vitamin B9 của bản thân và chỉ đến khi bạn xuất hiện các triệu chứng thì tình trạng này đã khá nghiêm trọng. Ngoài ra, hàm lượng folate trong cơ thể còn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thiếu máu.

Xét nghiệm folate là quá trình định lượng nồng độ folate trong cơ thể bằng cách lấy một mẫu máu cần thiết và đo hàm lượng folate có trong đó bằng các thiết bị chuyên dụng. Kết quả của xét nghiệm sẽ cho biết tình trạng folate trong cơ thể bạn và bạn có đang bị thiếu hụt acid folic hoặc có nguy cơ bị thiếu máu hay không.

chỉ số xét nghiệm folate
Xét nghiệm folate giúp đo nồng độ acid folic trong máu

3. Mục đích của xét nghiệm Folate

Bằng cách xác định được nồng độ folate hiện có trong máu, kết quả của chỉ số xét nghiệm folate sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng của tình trạng cơ thể thiếu hụt acid folic hoặc vitamin B12 hoặc những người có chế độ ăn uống không đảm bảo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm folate để đo nồng độ vitamin B9 trong cơ thể.

Các biểu hiện của bệnh lý về máu, thiếu dinh dưỡng có thể gặp là:

  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc nhịp tim tăng nhanh : đây là những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu máu. Khi cơ thể thiếu folate sẽ không tạo đủ lượng hồng cầu cần thiết dẫn đến thiếu máu không đủ cung cấp cho các tế bào cơ thể hoạt động, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não và tim mạch sẽ xuất hiện các triệu chứng báo động.
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt: thiếu hụt axit folic sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong khi đó, hồng cầu lại có vai trò cung cấp những oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Khi nồng độ oxy cho tế bào không đủ sẽ làm da, niêm mạc mất đi sự hồng hào vốn có.
  • Đau nhức cơ thể: thiếu axit folic sẽ dẫn đến cơ thể thiếu máu, thiếu lượng oxy cũng sẽ làm cơ thể đau nhức và sưng tấy. Ngoài ra, folate còn có tác dụng hình thành tế bào và xây dựng cơ nên thiếu folate còn làm tê ở bàn tay, bàn chân hoặc yếu cơ.
  • Khó thở: các triệu chứng bất thường như: khó thở, hơi thở ngắt quãng,... chứng tỏ cơ thể đang trong tình trạng thiếu oxy trong máu. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ thể bị thiếu hụt những tế bào hồng cầu do nồng độ folate trong cơ thể không đủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: thiếu hụt folate cũng có thể dẫn đến các triệu chứng như ở đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,... Thậm chí, nếu tình trạng thiếu axit folic nặng nề sẽ làm người bệnh chán ăn và bị sụt cân nhanh chóng.
  • Làm giảm cảm giác vị giác: thiếu hụt axit folic có thể gây ra những vết loét ở miệng, lưỡi dẫn đến làm giảm cảm giác khi ăn. Điều này là do những thụ thể vị giác không thể hoạt động bình thường và gửi thông điệp đến não thông qua hệ thần kinh.
  • Rối loạn nhận thức: khi cơ thể thiếu axit folic cũng sẽ gây ra những bất thường về tinh thần và tính cách, chẳng hạn như hay quên, dễ cáu gắt, khó tập trung hoặc thậm chí là bị trầm cảm. Nếu tình trạng thiếu hụt này diễn ra kéo dài và không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc những bệnh rối loạn thần kinh sau này như bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ.
Mục đích của xét nghiệm Folate
Người bệnh trầm cảm khi cơ thể thiếu axit folic nên xét nghiệm folate

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm Folate

Để kết quả xét nghiệm Folate được chính xác, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng và thực hiện đúng quy trình.

Chuẩn bị trước khi thực hiện :

Đầu tiên, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần đảm bảo không ăn uống ít nhất 6 – 8 giờ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn bất cứ thức ăn gì từ 10h đêm hôm trước và sẽ hẹn bạn sáng hôm sau để tiến hành lấy mẫu máu.

Bên cạnh đó, hãy thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc, thảo dược hay chất bổ sung nào mà bạn đang dùng vì một số trong chúng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm axit folic và bạn nên tạm ngưng sử dụng những loại thuốc này.

Trong khi thực hiện :

Để định lượng vitamin B9 trong cơ thể, các nhân viên xét nghiệm sẽ lấy một mẫu máu cần thiết từ tĩnh mạch của bạn để đem đi phân tích,... Quy trình thực hiện sẽ bao gồm các bước:

  • Khử trùng bằng cồn 70º tại vị trí lấy máu
  • Garo trên cánh tay để tạm thời cản trở máu lưu thông cũng như giúp làm tĩnh mạch dưới da hiện rõ.
  • Đặt kim vào tĩnh mạch và lấy một lượng máu cần thiết.
  • Sử dụng bông gòn đã tiệt trùng để cầm máu.
  • Nếu chảy máu quá nhiều tại vị trí lấy máu thì sẽ được băng lại.
  • Yêu cầu xét nghiệm cần được tiến hành trong môi trường vô trùng để  đảm bảo độ tinh sạch của mẫu máu.

Sau khi thực hiện :

Xét nghiệm folate là thủ thuật đơn giản nên bạn có thể ra về sau khi lấy máu. Mẫu máu sẽ được đưa vào máy tại phòng xét nghiệm để phân tích và bạn sẽ nhận kết quả theo lịch hẹn trong vài ngày tới.

xét nghiệm Folate
Kết quả xét nghiệm Folate được phân tích trong môi trường vô khuẩn

5. Ý nghĩa của xét nghiệm Folate đối với người có bệnh lý béo phì thừa cân hoặc rối loạn chuyển hóa

Chỉ số xét nghiệm folate bình thường là từ 4,6 - 34,8 ng/ml.

Kết quả chỉ số folate cao cho thấy cơ thể đang có chế độ ăn giàu folate hoặc bạn đang sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể.

Lượng acid folic cao thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó có thể làm hướng đến một vấn đề là liệu cơ thể có thể đang bị thiếu hụt vitamin B12 hay không. Trong cơ thể, vitamin B12 là nguyên liệu cần thiết cho việc giúp cơ thể sử dụng folate đúng cách, nếu lượng vitamin này không đủ có thể làm giảm mức sử dụng folate dẫn đến nồng độ trong máu cao. Vì thế, trong trường hợp này, bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để bạn có đang thiếu vitamin B12 hay không và nguyên nhân của tình trạng thừa folate này là gì.

Ngược lại, chỉ số xét nghiệm Folate thấp thường gặp trong các trường hợp:

  • Thiếu máu
  • Bệnh hồng cầu khổng lồ.
  • Người bị rối loạn khả năng hấp thu dinh dưỡng.
  • Một số bệnh lý về thận, gan.

Những bệnh lý trên sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể. Vì vậy, trong chế dinh dưỡng mỗi ngày, mọi người, đặc biệt là những người có bệnh lý béo phì thừa cân hoặc rối loạn chuyển hóa cần chú ý để bổ sung những dưỡng chất cần thiết một cách hợp lý cho cơ thể.

Một kế hoạch ăn uống lành mạnh và đầy đủ các thực phẩm giàu axit folic bao gồm các loại trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, măng tây, bông cải xanh, cải bó xôi, nấm,... là cần thiết để đảm bảo bạn không rơi vào tình trạng thiếu hụt folate dẫn đến các rối loạn chuyển hóa khác.

Ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ axit folic như trên, mọi người cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể. Đây là cách mang lại một sức khỏe tốt một cách bền vững. Và nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến các cơ sở y khoa uy tín để được các thăm khám và có hưởng điều trị phù hợp.

Tóm lại, folate và axit folic là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể cũng như góp phần giúp các quá trình chuyển hóa diễn ra bình thường. Việc xác định nồng đồ hợp chất này trong máu thông qua xét nghiệm folate sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường của người bệnh để bác sĩ đưa ra các phương án can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Vì vậy, nếu bạn thấy mình có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn khám và điều trị ngay.

Với xét nghiệm máu định lượng folate trong cơ thể, bạn có thể chọn xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

97

Bài viết hữu ích?