Zalo

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bổ sung sắt đúng cách sẽ tăng hiệu quả hấp thu và giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường năng lượng. Ngược lại, nếu bổ sung sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy chúng ta nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

1.Thời điểm nào bổ sung sắt có ảnh hưởng đến hiệu quả?

Sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể, đặc biệt thiếu sắt có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sắt khoẻ. Vì vậy, nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày sẽ đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ phụ thuộc vào quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. 

Thông thường, sắt được bổ sung cho cơ thể thông qua thực phẩm. Trong thực phẩm có khả năng cung cấp khoảng từ 10 đến 15 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chi đạt được khoảng 5 đến 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Vì thế, những đối tượng có nhu cầu cao về sắt cần được bổ sung ngoài những thực phẩm được lựa chọn để bổ sung sắt. 

Sắt có thể được bổ sung ở dạng viên nang, viên nén, … với hàm lượng phổ biến 325mg sắt sulfat. Sắt hấp thu vào cơ thể bắt đầu từ dạ dày, tiếp đó sắt đi qua hành tá tràng và kết thúc ở ruột non. Để hấp thu được sắt vào cơ thể nhiều nhất thì sắt phải chuyển từ dạng sắt 3 sang sắt 2. Thêm vào đó các pepsin trong dạ dày sẽ giúp tách các phân tử sắt ở hợp chất hữu cơ để kết hợp với đường và acid amin trong cơ thể. 

Vì vậy, cách hấp thu sắt tốt nhất thường được bổ sung thường dùng khi đang đói bụng. Như vậy cũng sẽ ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng hoặc tác dụng phụ của sắt. Tuy nhiên, với một số trường hợp khi bổ sung sắt có thể gặp tình trạng co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy… Những đối tượng này nên bổ sung sắt cùng với lượng thức ăn để hạn chế chứng khó tiêu, khó chịu..

Bên cạnh đó, thời điểm bổ sung sắt nên thực hiện xa bữa ăn, tránh sử dụng cùng lúc với sữa, canxi hoặc các thuốc kháng acid. Như vậy, thời điểm bổ sung sắt để hấp thụ tốt nhất nên đợi 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm, nhằm hạn chế tương tác của sắt và các thực phẩm kể trên. 

Sắt có thể được bổ sung ở dạng viên nang, viên nén
Sắt có thể được bổ sung ở dạng viên nang, viên nén

2. Thời điểm nên bổ sung sắt trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời gian nào trong ngày để đạt hiệu quả tốt. Thời gian lý tưởng để bổ sung sắt được các chuyên gia khuyến cáo là trước bữa ăn 1 giờ và 2 giờ sau ăn. Khi đó đảm bảo dạ dày đang trống rỗng thì sẽ giúp hấp thu sắt được tốt hơn. 

 Theo nguyên lý này, có thể áp dụng hai khoảng thời gian để bổ sung sắt: 

  • Bổ sung sắt và lúc sáng sớm. Thời điểm này được các chuyên gia khuyến cáo nhiều do lúc này hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Trước khi ăn sáng, cách đó khoảng 1 giờ sau nên bổ sung viên sắt. Vì vậy, bạn nên dậy sớm và uống viên sắt kèm với cốc nước lọc. Hoặc có thể sử dụng dụng hoa quả chứa vitamin C giúp hấp thu sắt được tốt hơn. 
  • Bổ sung sắt trước khi đi ngủ. Thời gian này cũng đã cách xa bữa ăn được 2 giờ. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sắt cùng với nước trái cây giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.  
Nên bổ sung sắt trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau ăn
Nên bổ sung sắt trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau ăn

3. Các lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Khi bổ sung sắt cho cơ thể cần lưu ý: 

  • Không bổ sung sắt cùng với canxi. Bởi vì canxi có thể khiến cho quá trình hấp thu sắt vào cơ thể bị hạn chế. Vì vậy cần cân đối lượng các chất dinh dưỡng cần bổ sung, cùng với việc thiết lập thời gian sử dụng nhằm tránh gây ra tình trạng các dưỡng chất tác động qua lại với nhau. 
  • Sử dụng thêm vitamin C từ thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung vitamin C để tăng cường chuyển hóa sắt 3 thành sắt 2 tăng khả năng hấp thu sắt vào trong cơ thể. Bạn có thể uống bổ sung sắt kèm theo nước cam để tăng hấp thu sắt tốt hơn. 
  • Trong các loại protein động vật có chứa hàm lượng các dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu sắt đạt hiệu quả hơn. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng…Tuy nhiên, cần tránh những loại thực phẩm hoặc đồ uống có chất kích thích để tránh làm cản trở quá trình hấp thu của sắt vào cơ thể. 
  • Không nên uống kết hợp sắt với thuốc kháng sinh có trong nhóm như tetracyclin, quinolon hoặc các loại thuốc kháng acid hoặc các loại thuốc của hormon tuyến giáp… Những loại thuốc này thường gây cản trở quá trình hấp thu của sắt vào trong cơ thể. 
  • Nên uống sắt cùng với ½ ly nước và không nên nhai sắt trước khi uống. 

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày sẽ phụ thuộc vào quá trình hấp thu sắt vào trong cơ thể. Có thể bổ sung sắt vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn trong khi dạ dày còn đang trống rỗng. Tuy nhiên để bổ sung sắt hiệu quả cần lưu ý bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, đồng thời hạn chế các chất kích thích, hoặc tránh sử dụng cùng canxi…

Thiếu sắt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt không đúng theo nhu cầu và quy định cũng mang lại nhiều tác dụng trái chiều nghiêm trọng cho cơ thể.. Việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện xét nghiệm sắt và chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ chuyên môn để giúp kiểm tra mức độ thiếu máu thiếu sắt, đồng thời có thể bổ sung cho sự thiếu hụt bằng cách sử dụng các chất bổ sung đường uống hoặc phương pháp điều trị IV khi cần thiết.

Nguồn tham khảo: malariajournal.biomedcentral.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Những ai không nên uống sắt?

Những ai không nên uống sắt?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

40

Bài viết hữu ích?