Zalo

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu sắt là tình trạng bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh, chẳng hạn như mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, giảm hệ miễn dịch… Việc phòng và điều trị sắt có thể thực hiện bằng cách bổ sung sắt từ các loại thực phẩm. Vậy trái cây bổ sung sắt tốt nhất là loại nào?

1. Trái cây có bổ sung sắt không?

Sắt là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhận thức suy giảm… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một người trưởng thành bình thường cần bổ sung 18mg sắt mỗi ngày. Lượng sắt này có thể được cung cấp từ thực phẩm. 

Thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh
Thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh

Các thực phẩm có hàm lượng sắt khá cao thường tập trung ở nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chẳng hạn như thịt bò, trứng, hay nội tạng như gan, huyết…Vậy các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật trong đó có trái cây, thì có cung cấp sắt trong bữa ăn hàng ngày không? Với các loại rau lá xanh và trái cây có màu đỏ, vàng, tím có hàm lượng sắt khá phong phú. Bạn có thể lựa chọn những loại trái cây này để bổ sung sắt cho cơ thể. 

Trái cây nào nhiều sắt sẽ được tìm hiểu thông qua bảng danh sách dưới đây: 

Tên sản phẩmHàm lượng sắt trong 100gPhần trăm yêu cầu hàng ngàyTên sản phẩmHàm lượng sắt trong 100gPhần trăm yêu cầu hàng ngày
Quả mơ3.2 mg23%Quả Ớt ngọt 0.5 mg4%
Quả bơ0.5 mg4%Quả Đào0.6 mg4%
Quả cà chua0.9 mg6%Đào khô3 mg21%
Nho khô1.9 mg14%Quả Nho trắng0.5 mg4%
Quả dứa0.3 mg2%Quả phúc bồn đỏ0.9 mg6%
Quả cam0.3 mg2%Quả Nho đen1.3 mg9%
Quả Dưa hấu1 mg7%Quả hồng2.5 mg18%
Quả Cà tím0.4 mg3%Quả anh đào1.8 mg13%
Quả chuối0.6 mg4%Quả việt quất0.8 mg6%
Quả Nham lê0.4 mg3%Quả Mận3 mg21%
Quả Nho0.6 mg4%Quả Táo2.2 mg16%
Quả anh đào0.5 mg4%Táo khô6 mg43%
Quả Ngọc thạch lựu1 mg7%Quả Mâm xôi1.2 mg9%
Quả Bưởi0.5 mg4%Quả xoài0.2 mg1%
Quả Lê2.3 mg16%Quả xuân đào0.28 mg2%
Lê khô1.8 mg13%Quả Sung tươi3.2 mg23%
Quả sầu riêng0.4 mg3%Quả sung khô0.3 mg2%
Dưa gang1 mg7%Quả Kiwi0.8 mg6%
Quả BlackBerry1 mg7%Quả dưa chuột0.6 mg4%
Dâu tây1.2 mg9%Quả Nam việt quất0.6 mg4%
Nho khô3 mg21%Quả Đu đủ0.25 mg2%
Quả mâm xôi0.7 mg5%Quả lý gai0.8 mg6%
Chanh0.6 mg4%Quả mơ khô3.2 mg23%

2.  Các trái cây bổ sung sắt hiệu quả

Như trình bày ở trên, trái cây bổ sung sắt khá hiệu quả khi được lựa chọn vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên ngoài việc lựa chọn các loại trái cây bổ sung sắt nhiều nhất thì cần lưu ý thêm các chất dinh dưỡng có sẵn trong các loại trái cây đó giúp hỗ trợ hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn. 

Một số trái cây bổ sung sung sắt hiệu quả nên lựa chọn: 

  • Quả mận bao gồm cả mận sấy khô, mận tươi, hay nước ép mận có hàm lượng sắt khá phong phú. Những người có triệu chứng thiếu máu hoặc phòng ngừa tình trạng thiếu máu có thể sử bổ sung loại quả này hàng ngày. Thêm vào đó, có thể kết hợp món mận sấy khô với bữa phụ sáng hoặc một cốc nước ép mận vào buổi sáng giúp thanh lọc và thải độc cơ thể. Trong quả mận ngoài thành phần sắt khá tốt thì còn chứa nhiều carbs, ít chất béo, nhiều vitamin A ở dạng beta caroten, vitamin E, magie… cùng với các chất chống oxy hoá tốt cho cơ thể.  Ăn mận hoặc uống nước ép mận hàng ngày có thể giúp cơ thể có một vóc dáng thon gọn, chữa táo bón, ngăn ngừa ung thư, loại bỏ các gốc tự do gây hại ra khỏi cơ thể. Thậm chí, quả mận còn giúp ổn định lượng đường trong máu ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp. 
  • Quả dưa hấu không chỉ mang lại cho người sử dụng cảm giác thanh mát mà trong quả dưa hấu còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như sắt, protein, vitamin C… Vì vậy, nếu bị thiếu sắt có thể sử dụng dưa hấu trong thực đơn hàng ngày để cải thiện. 
  • Nho là trái cây bổ máu cho những người thiếu máu. Hàm lượng sắt trong nho khá phong phú. Ngoài ra nho còn chúa khá nhiều canxi, photpho, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Những người thiếu máu bổ sung nho vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp xóa tan cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
  • Mơ khô có hàm lượng sắt khá cao, cùng với năng lượng và các chất dinh dưỡng khác như calo, … cần thiết cho việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, các hoạt động của tim và cơ bắp. 
  • Bưởi, cam có hàm lượng sắt tương đối tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong hai loại quả này còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hấp thu sắt hiệu quả. 
  • Lực chứa nhiều vitamin C và sắt. Vì vậy lưu có khả năng cải thiện dòng chảy của máu, đồng thời khá hiệu quả điều trị một số triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược…Vì vậy, bạn nên ăn lực hàng ngày để phòng chống thiếu máu. 
  • Chuối vừa giàu kali, lại còn chứa cả vitamin B9 hay còn gọi là acid folic. Đây là vi chất quan trọng trong sự hình thành và nuôi dưỡng các tế bào máu trong cơ thể. Vì vậy, những người thiếu máu hoặc phụ nữ đang mang thai nên bổ sung chuối vào bữa ăn hàng ngày. 
  • Dâu tây có hàm lượng sắt, vitamin C, folate, mangan, kali, vitamin E… Bổ sung dâu tây giúp bổ sung sắt cho cơ thể. 
  • Mơ là trái cây có vị chua thanh, tuy nhiên hàm lượng sắt trong mơ khá nhiều. Vì vậy sử dụng mơ hàng ngày giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn. 
Bổ sung dưa hấu vào thực đơn để cải thiện tình trạng thiếu sắt
Bổ sung dưa hấu vào thực đơn để cải thiện tình trạng thiếu sắt

3.  Hướng dẫn cách ăn trái cây để bổ sung sắt hiệu quả

  • Khi sử dụng lượng sắt từ trái cây không nên sử dụng cùng với cà phê hoặc trà. Bởi vì trong hai loại đồ uống này có chứa polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. 
  • Không nên sử dụng trái cây cung cấp sắt cho cơ thể cùng với canxi, bởi vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu của sắt vào cơ thể. Trong trường hợp phải dùng cả hai loại hợp chất này thì nên uống cách nhau từ 1 đến 2 tiếng, để tránh tình trạng các chất cạnh tranh hấp thu. 
  • Không kết hợp sử dụng trái cây có chứa sắt với các loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm tetracyclin, quinolon hoặc các thuốc kháng acid…
  • Nên sử dụng trái cây sau bữa ăn chính từ 1 đến 2 giờ hoặc trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ. 
  • Trái cây nên được lựa chọn tươi, ngon và không để quá lâu làm mất hương vị cùng các chất dinh dưỡng. Khi gọt xong trái cây nên ăn ngay để giảm tình trạng hao hụt các vitamin, đặc biệt vitamin C. 

Thực phẩm nói chung và trái cây nói riêng đều có hàm lượng sắt nhất định trong mỗi loại. Để phòng tránh tình trạng thiếu sắt có thể lựa chọn các loại trái cây bổ sung sắt và vitamin C giúp hấp thu sắt hiệu quả, chẳng hạn như bưởi, cam, lựu, mơ, mận…

Trước khi trải qua bất kỳ phương pháp bổ sung sắt hoặc điều trị bổ sung sắt bằng tĩnh mạch, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đánh giá toàn bộ bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp và có thể đưa ra khuyến nghị về thời gian nên bổ sung sắt hoặc  điều trị bằng bổ sung sắt bằng tĩnh mạch.Nguồn tham khảo:myfooddata.com, camillestyles.com,

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Những ai không nên uống sắt?

Những ai không nên uống sắt?

31

Bài viết hữu ích?