Zalo

Những ai không nên uống sắt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt đóng vai trò trong tổng hợp hồng cầu cho cơ thể và nhiều vai trò khác như hạn chế thiếu máu, hỗ trợ các hoạt động của trí não. Việc bổ sung sắt đúng nhu cầu ở từng giai đoạn tuổi và giới tính khác nhau sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt. Tuy vậy, việc bổ sung sắt sai cách và sai đối tượng có thể dẫn đến ngộ độc sắt gây tử vong. Vậy, những ai không nên uống sắt và chống chỉ định uống sắt ở trường hợp nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1.Những ai không nên uống sắt và vì sao không được uống? 

Mặc dù sắt là một trong các vi chất quan trọng cho các hoạt động sống của cơ thể. Song, việc bổ sung sắt cũng cần tùy theo đối tượng. Bên cạnh một số trường hợp cần bổ sung sắt thì những ai không nên uống sắt bạn cũng nên nắm rõ để tránh các rủi ro về sức khỏe khi bị ngộ độc sắt, dùng sắt sai mục đích.

1.1.Ai nên uống sắt?

Việc bổ sung sắt là cần thiết khi cơ thể đối diện với nhu cầu sắt tăng cao và không đủ được đáp ứng thông qua chế độ ăn, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú: Nhu cầu sắt tăng đáng kể trong giai đoạn này để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi và hỗ trợ quá trình phát triển.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, trẻ cần lượng sắt đủ để hỗ trợ sự phát triển của hệ thống máu và não.
  • Người mắc các bệnh lý rối loạn về máu: Những bệnh lý như Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, và thiếu máu do thiếu sắt có thể yêu cầu lượng sắt bổ sung để duy trì sức khỏe.
  • Người mắc các bệnh lý làm giảm hấp thụ sắt qua hệ tiêu hóa: Các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, ung thư dạ dày, và hội chứng Crohn có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn, do đó cần bổ sung sắt từ các nguồn khác.
Sắt đóng vai trò trong tổng hợp hồng cầu cho cơ thể và nhiều vai trò khác
Sắt đóng vai trò trong tổng hợp hồng cầu cho cơ thể và nhiều vai trò khác

1.2.Những ai không nên uống sắt

Bổ sung sắt sai đối tượng và sai trường hợp cần thiết có thể gây nên ngộ độc sắt hay thậm chí là tử vong. Vậy, những ai không nên uống sắt? 

  • Người mắc bệnh lý Hemochromatosis di truyền: Đây là trường hợp cơ thể dễ tích tụ sắt một cách quá mức và gây nhiễm độc sắt. Nếu bạn thắc mắc những ai không nên uống sắt thì người mắc bệnh Hemochromatosis di truyền là nhóm đầu tiên cần lưu ý.
  • Người mắc các bệnh lý huyết học: Các bệnh như bệnh huyết sắc tố, hồng cầu tròn di truyền, rối loạn sinh tủy, tan máu bẩm sinh, thalassemia... thường dẫn đến tình trạng thiếu máu nhưng đồng thời lại có sự thừa sắt trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung sắt nên được hạn chế và cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
  • Người mắc các bệnh đường tiêu hóa: Trong các trường hợp như viêm ruột, ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa,... mặc dù sắt thường không gây kích ứng đường tiêu hóa, nhưng có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề như đầy hơi, ợ chua, và buồn nôn.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc như kháng sinh (nhóm quinolon, tetracyclin), hormone tuyến giáp, và thuốc kháng acid (calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat): Sắt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các loại thuốc này, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

Như vậy, có thể thấy rằng trong một số trường hợp đặc biệt thì việc bổ sung sắt qua đường uống sẽ không phù hợp. Và các trường hợp kể trên cũng là chống chỉ định uống sắt. 

Một số trường hợp đặc biệt thì việc bổ sung sắt qua đường uống sẽ không phù hợp
Một số trường hợp đặc biệt thì việc bổ sung sắt qua đường uống sẽ không phù hợp

2.Phải làm gì khi không bổ sung sắt theo đường uống được? 

Nắm rõ được những ai không nên uống sắt là một trong những cách tốt để bạn có thể không bổ sung vi khoáng chất này sai cách. Vậy nếu cơ thể đang thiếu sắt mà không thể bổ sung qua đường tiêu hóa được thì phải làm sao? 

Ngày nay, những ai không nên uống sắt cũng có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch. Sắt bổ sung qua đường tĩnh mạch được sử dụng khi cần phải giải quyết tình trạng thiếu máu mà việc sử dụng sắt uống không đủ hiệu quả. Trong những tình huống này, việc tiêm sắt dưới dạng sắt dextran có thể là cần thiết. Mặc dù phương pháp bổ sung sắt bằng đường này có tốc độ nhanh hơn, nhưng lại đắt hơn và không an toàn bằng cách sử dụng sắt qua đường uống.

Nhìn chung, bên cạnh những trường hợp bổ sung sắt thông qua chế độ ăn hay uống thì những trường hợp chống chỉ định uống sắt cũng rất quan trọng. Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về “những ai không nên uống sắt?” cho bạn đọc. Bên cạnh đó, nếu bạn không thể dung nạp sắt bằng đường uống thì phương pháp bổ sung qua đường tĩnh mạch cũng là một sự lựa chọn an toàn, đảm bảo cung cấp đúng - đủ nhu cầu khoáng chất sắt và được chỉ định bởi các bác sĩ nên hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Các nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

31

Bài viết hữu ích?