Hàm lượng sắt và thể tích máu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu còn các tế bào máu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô khác trong cơ thể. Hồng cầu chứa protein quan trọng gọi là Hemoglobin còn sắt là thành phần chính của hemoglobin.
Khi cơ thể thiếu sắt, quá trình tạo hồng cầu bị gián đoạn dẫn đến số lượng hồng cầu giảm và chất lượng cũng giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy đến các mô cơ bản và có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Thể tích máu giảm khiến cơ thể khó duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể. Ngược lại, nếu cơ thể nhận được đủ sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày, quá trình hình thành hồng cầu sẽ được diễn ra đúng cách. Hồng cầu khỏe mạnh giúp duy trì thể tích máu ổn định và chức năng máu, từ đó hỗ trợ sự hoạt động hiệu quả của cơ thể.
Để duy trì sự cân bằng này, quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và cân đối, đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Việc thường xuyên kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể và lắng nghe ý kiến của chuyên gia y tế về cách bổ sung sắt nếu cần thiết là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự liên quan tích cực giữa hàm lượng sắt và thể tích máu.
Khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ, chất sắt bên trong cơ thể được tái sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường xuất phát từ tình trạng mất máu nhiều, dẫn đến nhu cầu tăng cao về chất sắt để tạo hồng cầu thay thế lượng máu đã mất. Nguyên nhân của bệnh có thể xuất phát từ mất máu trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, chảy máu tử cung ở phụ nữ hoặc u xơ tử cung. Sinh con cũng là tình huống khiến phụ nữ mất nhiều máu.
Chảy máu trong cơ thể như ung thư ruột kết, bướu đại tràng, lở loét, sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm chất sắt. Mất máu từ phẫu thuật, vết thương nặng hoặc chảy máu thường xuyên cũng góp phần gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bên cạnh đó, việc ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Không ăn đầy đủ những thực phẩm giàu sắt như cá, gia cầm, thịt đỏ… cũng có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Người ăn chay cũng cần chú ý để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất sắt đến từ các nguồn thực phẩm như đậu hũ, ngũ cốc, bánh mì, trái cây, các loại rau xanh.
Cuối cùng, có những trường hợp cơ thể không thể hấp thụ chất sắt. Nguyên nhân này bắt nguồn từ phẫu thuật đường ruột, các bệnh về đường ruột như bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc do sử dụng đơn thuốc kê toa làm giảm axit trong dạ dày.
Để hạn chế tình trạng thiếu sắt và ngăn chặn tình trạng thiếu máu, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày:
Những biện pháp trên có thể giúp duy trì mức sắt cân đối trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu sắt.
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là một trong những bệnh lý phổ biến. Trước khi dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt đã tác động đến nhiều chức năng quan trọng bao gồm hệ miễn dịch và hệ thần kinh, giảm khả năng chống lại các bệnh lý và hạn chế hoạt động thể chất. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống và tập luyện cân đối, phù hợp để hạn chế tình trạng thiếu máu dẫn đến thiếu sắt.
Hiện nay, có phương pháp điều trị bổ sung sắt thông qua việc tĩnh mạch dành cho những người thiếu máu hoặc thiếu sắt. Phương pháp này phù hợp cho những người không hấp thụ được sắt qua dạng uống hoặc có vấn đề với việc dung nạp các dạng chế phẩm sắt (như bệnh viêm đại tràng). Nếu quan tâm, vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn của chúng tôi để biết thông tin chi tiết.
Nguồn: www.pubmed.ncbi.nlm.nih.gov - www.msdmanuals.com -
35
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
35
Bài viết hữu ích?