Thiếu oxy và thiếu máu làm cho mọi tế bào, mô và các bộ phận của cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ và không hoạt động tốt. Đặc biệt, thiếu sắt nghiêm trọng và kéo dài còn có thể dẫn đến rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, giới hạn khả năng hoạt động và làm việc của bạn.
Não bộ là cơ quan cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng nhất trong cơ thể, giúp duy trì tốt nhất sự hoạt động của các tế bào thần kinh. Bệnh nhân thiếu sắt, đặc biệt là trong thời gian dài thường bị suy giảm trí nhớ, hoạt động não bộ bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này rõ ràng nhất ở phụ nữ và trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập và công việc.
Sắt góp phần tổng hợp Hemoglobin - chất giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy đến các mô khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu hụt hemoglobin, giảm sức mạnh của quá trình vận chuyển oxy, tăng nguy cơ chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt và suy giảm chức năng hô hấp, tim mạch.
Thiếu sắt trực tiếp gây ra tình trạng thiếu máu, biểu hiện rõ ràng nhất là ở tóc và da. Da trở nên nhăn nheo, móng tay dễ gãy và mỏng yếu, tóc cũng dễ bị gãy rụng. Các chuyên gia giải thích rằng, sắt là khoáng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp máu, đặc biệt là trong hemoglobin và myoglobin giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy.
Thiếu sắt cũng khiến tóc và da không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tình trạng khô, yếu và dễ tổn thương hơn. Do vậy, những người gặp vấn đề về móng và tóc thường do thiếu hụt sắt, cần bổ sung chất khoáng này trong máu.
Thiếu sắt thường xảy ra phổ biến ở trẻ em các nước kém phát triển, làm tăng nguy cơ thiếu máu và suy dinh dưỡng. Hệ miễn dịch của người bệnh thiếu sắt thường hoạt động kém hiệu quả hơn. Cơ chế này liên quan đến vai trò của sắt trong sản xuất tế bào bạch cầu - tế bào miễn dịch chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Khi tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng, khả năng miễn dịch cũng suy giảm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thiếu sắt có tỷ lệ vô sinh cao hơn bình thường. Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt để tránh thiếu máu và nguy cơ sảy thai.
Khi cơ thể đối diện với tình trạng máu thiếu sắt, có nhiều biểu hiện mà người bệnh thường trải qua như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm trí nhớ, đau đầu, tê chân, tê tay và khó thở. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến đau ngực vùng trước tim do thiếu máu cơ tim, thậm chí có thể gây ngất lịm. Các biểu hiện trên niêm mạc và da thường là niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao hoặc vàng da. Máu thiếu sắt kéo dài có thể gây những hậu quả nghiêm trọng:
Ở Việt Nam, tình trạng thiếu sắt ở người lớn chủ yếu xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống thiếu đồng đều, không cân đối giữa các chất dinh dưỡng và đặc biệt là thiếu hụt chất sắt cần thiết cho cơ thể. Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ với sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt là vô cùng quan trọng. Đồng thời, tăng cường sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt và thực hiện xổ giun sán định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần cho cả gia đình cũng là biện pháp hữu ích.
Trong bữa ăn hàng ngày, nên tích hợp nhiều loại thực phẩm giàu sắt như cá, thịt, lòng đỏ trứng, gan cùng với các loại rau xanh như rau muống, rau dền, rau ngót, nấm, đậu… Việc bổ sung thêm các loại trái cây tươi giàu vitamin C như bưởi, cam, đu đủ, táo, chuối… cũng sẽ tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Chế độ ăn đa dạng, đủ năng lượng không chỉ giúp cung cấp đủ chất sắt mà còn đảm bảo cơ thể nhận được mọi thành phần dinh dưỡng quan trọng, từ đó ngăn chặn tình trạng thiếu sắt.
Tình trạng thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Trước khi tình trạng thiếu máu biểu hiện rõ ràng, việc thiếu sắt đã gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều chức năng trong cơ thể như hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch.
Xét nghiệm máu là 1 trong những xét nghiệm quan trọng giúp bệnh nhân đánh giá các chỉ số máu, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Do vậy bạn nên xét nghiệm máu định kỳ để dự phòng tình trạng thiếu sắt, nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, ví dụ như phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bổ sung sắt thì bạn có thể cân nhắc liệu trình bổ sung sắt đường tiêm mạch Venofer. Phương pháp này được chỉ định để điều trị thiếu hụt sắt trong các tình huống như: Không dung nạp được với thuốc sắt đường uống; Nhu cầu lâm sàng cần cung cấp sắt nhanh chóng nhằm bổ sung các kho sắt; Người mắc bệnh lý viêm đại tràng nặng không dung nạp được các chế phẩm của sắt hoặc bị chống chỉ định… Bạn có thể thảo luận với chuyên gia y tế và tuân thủ liều lượng đề xuất là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình bổ sung sắt.
45
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
45
Bài viết hữu ích?