Zalo

Các rủi ro của chế độ dinh dưỡng kém, thiếu chất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu chất đang trở thành 1 trong các vấn đề được bàn luận nhiều hiện nay. Nhiều người cho rằng chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể nhanh giảm cân, giảm mỡ. Song các rủi ro từ việc ăn uống thiếu chất đang ngày càng được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cảnh báo nhiều hơn. Cùng tìm hiểu về các rủi ro mà chế độ dinh dưỡng kém có thể mang lại cho bạn qua bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng kém là 1 trong các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng người mắc bệnh trên toàn cầu hiện nay. Một chế độ dinh dưỡng kém có được đánh giá trên nhiều khía cạnh, có thể khiến bạn sụt cân không lành mạnh nhanh chóng, hoặc khiến bạn tăng cân, mắc các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiểu đường. 

Theo một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO vào năm 2019, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp bạn giảm đến 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh được xem là một trong các yếu tố xây dựng sức khỏe của mỗi người. Có hơn rất nhiều người đã bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay thậm chí là tử vong khi thực hiện các chế độ ăn kiêng kém dinh dưỡng. Một số nguyên nhân khiến cho nhiều người lựa chọn chế độ dinh dưỡng kém như:

1. Chưa có kiến thức về ăn kiêng 

Như đã đề cập ở trên, việc thiếu kinh nghiệm và các kiến thức cần thiết trong quá trình ăn kiêng cũng sẽ dễ dẫn người ăn đến một chế độ dinh dưỡng kém. Lúc này, việc cung cấp cho cơ thể thiếu chất sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và có thể gây ra sự thiếu hụt các nhóm vitamin cần thiết, giảm sức đề kháng hay suy giảm khối lượng cơ bắp của cơ thể. 

Ăn uống khoa học, lành mạnh giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể 

2. Thiếu thời gian để chuẩn bị và thưởng thức bữa ăn

Chuẩn bị bữa ăn cho chính mình là cách tốt nhất để có thể cung cấp nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, với nhịp sống xã hội ngày nay thì nhiều người lựa chọn thói quen ăn những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống các thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, mì gói nước giải khát có gas. Đây là những thói quen dinh dưỡng kém và rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với gan và thận. 

3. Ăn uống theo sở thích 

Các thức ăn chế biến nhanh như đồ chiên xào, gà rán, là những món ăn sử dụng nhiều gia vị và chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Tuy vậy, các món ăn này lại rất kích thích vị giác của người ăn và là món ưa chuộng của nhiều người. Khi áp dụng một chế độ dinh dưỡng kém như đồ chiên xào chiếm phần lớn thực đơn, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Các rủi ro của chế độ dinh dưỡng kém, dinh dưỡng không lành mạnh

4. Thừa cân hoặc béo phì

Một trong những rủi ro lớn nhất của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là sự tăng cường tiêu thụ các thức ăn chế biến công nghiệp, đồ ăn nhanh và đồ ngọt. Những loại thực phẩm này thường chứa ít chất xơ và chất dinh dưỡng, nhưng lại giàu calo và chất béo không lành mạnh. Việc tiêu thụ quá nhiều calo so với nhu cầu cơ thể có thể dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể, gây ra tình trạng béo phì

5. Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng 

Ăn nhiều đồ ngọt cũng được xem là một trong các chế độ dinh dưỡng kém hiện nay, chế độ ăn nhiều đồ ngọt và sử dụng nhiều loại nước giải khát có gas là một trong các nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu.

6. Tăng huyết áp 

Nhiều người hiện nay ưa chuộng thói quen chế biến đồ ăn bằng cách chiên, xào để gia tăng hương vị món ăn, hay lựa chọn tẩm ướp thức ăn với nhiều gia vị, trong đó có muối. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc ăn uống thiếu chất và chỉ tập trung vào chất béo & muối đang là nguyên nhân khiến tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.

Chế độ dinh dưỡng kém có thể dễ mắc các bệnh về tim mạch 

7. Các vấn đề về tim mạch 

2 nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ là huyết áp cao và cholesterol trong máu tăng. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hiện nay, các hướng dẫn khuyến cáo rằng nên giới hạn việc tiêu thụ natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, tuy nhiên, trung bình người Mỹ tiêu thụ hơn 3.400 mg mỗi ngày.

Tại Mỹ, 70% lượng natri mà người người dân nước này tiêu thụ đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến, mua tại cửa hàng và thực phẩm tại nhà hàng. Để ngăn ngừa cholesterol trong máu cao và huyết áp cao, mọi người cần tập trung vào việc tiêu thụ thực phẩm ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ. Đồng thời, việc tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.

8. Tiểu đường type 2

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn đối với những người thừa cân hoặc béo phì. Điều này xảy ra vì theo thời gian, cơ thể của họ trở nên ít khả năng sử dụng insulin mà cơ thể tự sản xuất.

Ở Hoa Kỳ, có khoảng 96 triệu người trưởng thành, tức là hơn một phần ba dân số, bị tiền tiểu đường và có hơn tám phần trên mười trong số họ không nhận ra rằng mình đang mắc bệnh. Mặc dù tỷ lệ các ca mắc mới đã giảm trong những năm gần đây, số người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần gấp đôi trong vòng hai thập kỷ qua. Điều này xảy ra khi dân số Hoa Kỳ tăng lên, dân số già đi và tăng thừa cân.

Tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân sử dụng nhiều thực phẩm có chất tạo ngọt, đồ chiên rán 

9. Ung thư 

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn uống thiếu chất có thể gây tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống không lành mạnh, ví dụ như đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn, đã được liên kết với tình trạng tăng cân, béo phì và các bệnh mãn tính khác, tạo nguy cơ cao mắc ít nhất 13 loại ung thư, bao gồm ung thư nội mạc tử cung (tử cung) và ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và tiêu thụ thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn.

Như vậy, một chế độ dinh dưỡng kém hay chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể bắt nguồn từ nhiều lý do. Nhưng trên hết, chế độ ăn này không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho người ăn đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường hay tim mạch. Hiện nay, việc giảm cân đã có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, vóc dáng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp giảm cân, giảm mỡ chuẩn y khoa để đảm bảo cơ thể an toàn trong suốt quá trình áp dụng các phương pháp này kèm với chế độ ăn kiêng, luyện tập thể thao. 

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ăn sáng bằng khoai lang có giảm cân không?

Ăn sáng bằng khoai lang có giảm cân không?

Đường phèn bao nhiêu calo? Ăn vào vào béo không?

Đường phèn bao nhiêu calo? Ăn vào vào béo không?

Ăn mứt dừa có nhiều calo không và có béo không?

Ăn mứt dừa có nhiều calo không và có béo không?

Gân bò có mỡ không? Ăn vào có tăng cân không?

Gân bò có mỡ không? Ăn vào có tăng cân không?

Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

49

Bài viết hữu ích?