Zalo

Tình trạng máu thiếu sắt nên ăn gì để bù đắp cho cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu thiếu sắt là một trong những tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, nhất là ở phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh nở, trẻ em dưới 5 tuổi. Khi máu thiếu sắt, việc điều trị cần kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy máu thiếu sắt nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Bài viết sau đây sẽ cung cấp gợi ý về những thực phẩm bạn nên ăn khi bị thiếu máu.

1.Tình trạng máu thiếu sắt thì nên ăn gì để bù đắp?

1.1.Gia cầm và thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt dê, thịt lợn là những nguồn cung cấp sắt quan trọng. Thịt gia cầm và gà cũng chứa sắt nhưng lượng thấp hơn. Việc bổ sung gia cầm và thịt đỏ vào thực đơn hàng ngày sẽ cung cấp lượng sắt đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần chú ý lượng tiêu thụ vừa phải để tránh tình trạng thừa sắt, nhất là thịt đỏ vì chúng cũng chứa nhiều cholesterol. Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt một cách cân đối sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. 

1.2.Rau lá xanh

Rau lá xanh, đặc biệt là các loại rau có màu đậm là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và nhận ra các loại rau như: cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt cung cấp đến 2,71mg sắt trong mỗi 100g. Rau lá xanh cũng là nguồn folate quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, một số loại rau lá xanh cũng chứa oxalate có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt. Do đó, nên kết hợp rau với các nguồn sắt khác trong chế độ ăn.

1.3.Đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt dồi dào, đặc biệt phù hợp cho người ăn chay. Các loại đậu đen, đậu hà lan, đậu tương, đậu xanh… mang đến nguồn sự đa dạng và giàu chất sắt, đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

1.4.Trái cây

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt và quả mọng không chỉ giàu sắt mà còn cung cấp nhiều vitamin C. Trái cây không chỉ giúp cải thiện chất lượng máu mà còn tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn. 

1.5.Hải sản

Nguồn sắt từ các loài động vật có vỏ như tôm, cua, sò điệp, nghêu, hàu… là những lựa chọn tuyệt vời. Các loại cá như cá nục, cá thu, cá hồi, cá ngừ… cũng chứa nhiều sắt. Một chế độ ăn đa dạng có hải sản có thể cung cấp sắt và nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

1.6.Trứng

Lòng đỏ trứng không chỉ là nguồn sắt phong phú mà còn chứa nhiều dinh dưỡng đa dạng bao gồm lipid, protein, canxi, kẽm, vitamin A và glucid. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn từ 2 đến 3 quả trứng mỗi tuần là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

1.7.Các loại hạt

Các loại hạt có hàm lượng sắt cao và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển của máu. Bạn có thể tăng cường ăn các loại hạt như hạt điều, hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt vừng… 

Hải sản, trứng, nội tạng động vật, cà chua… là những thực phẩm giàu sắt
Hải sản, trứng, nội tạng động vật, cà chua… là những thực phẩm giàu sắt

2.Bổ sung sắt cho máu qua thực phẩm như thế nào cho hiệu quả? 

Nếu bạn thắc mắc thiếu sắt nên ăn những gì thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Vitamin C giúp hấp thu sắt: Bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin C như dâu tây, ớt chuông, cam… có thể tăng khả năng hấp thụ sắt trong dạ dày và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Sắt và canxi không nên ăn cùng lúc: Canxi có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt. Vì vậy, nên tránh ăn đồ giàu canxi cùng lúc với thực phẩm chứa sắt. Các nguồn canxi như sữa chua, sữa bò, phô mai và đậu hũ nên được ăn vào các thời điểm khác nhau để tối ưu hóa sự hấp thụ của cả 2 dưỡng chất này.
  • Tránh ăn cùng lúc với thực phẩm chứa tanin: Các thực phẩm có chứa tanin như rượu vang, cà phê, trà có thể làm giảm sự hấp thụ sắt. Đối với những người thiếu máu, đặc biệt là những người thường xuyên uống cà phê vào buổi sáng nên xem xét việc điều chỉnh thói quen ăn uống.
  • Cân đối bổ sung sắt từ cả nguồn động vật và thực vật: Nên linh hoạt trong việc bổ sung sắt từ cả 2 nguồn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng tùy theo giới tính, độ tuổi. Nếu cơ thể khó hấp thụ sắt, có thể xem xét sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
Đừng quên cải thiện chất lượng bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất sắt cần thiết
Đừng quên cải thiện chất lượng bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất sắt cần thiết

3.Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì để bổ sung? Gợi ý bảng thực phẩm

Để thuận tiện giải đáp cho câu hỏi “Thiếu sắt thì nên ăn gì”, dưới đây là bảng thực phẩm gợi ý dành cho bạn:

Thực phẩm giàu sắt từ động vậtThịt đỏ: thịt lợn, thịt bò, thịt cừuThực phẩm từ gia cầm: gà, vịt, nganHải sản: tôm, cá thu, cá ngừ, sò điệp, hàu, nghêu
Thực phẩm giàu sắt từ thực vậtRau xanh: cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…Quả hạch và hạt: hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô, hạt vừng, hạt chia
Thực phẩm giàu vitamin CQuả và rau màu đỏ, màu cam: dâu tây, ớt chuông đỏ, camQuả lựu và quả mâm xôi
Thực phẩm giàu folateRau màu xanh: rau chùm ngây, cải xanh, cần tây
Thực phẩm giàu sắt và protein từ trứngTrứng: lòng đỏ trứng là nguồn sắt và protein phong phú
Đậu và sản phẩm từ đậuĐậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên sẽ trở nên hữu ích với những người đang quan tâm đến chế độ ăn dành cho trường hợp máu thiếu sắt. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là duy trì sự cân đối trong chế độ ăn để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của cơ thể. 

Hiện nay, có phương pháp điều trị bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch dành cho những người thiếu máu, thiếu sắt. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người không thể hấp thụ sắt qua đường uống hoặc gặp vấn đề sức khỏe không dung nạp được các dạng sắt uống, mắc bệnh viêm đại tràng…. 

Nguồn tham khảo:  www.medicalnewstoday.com - www.healthline.com - www.vfa.gov.vn 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

11

Bài viết hữu ích?