Zalo

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt đáp ứng cho nhu cầu tạo máu. Trên thực tế, sắt là nguyên tố vi lượng rất cần thiết để tạo nên hemoglobin - một phần của hồng cầu. Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh này là gì? Làm thế nào để đọc kết quả xét nghiệm máu thiếu sắt?

1. Các chỉ số thiếu máu thiếu sắt 

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin của hồng cầu và vận chuyển oxy từ máu đến các mô. Khi tế bào hồng cầu bị thoái hóa, khoảng 90 - 95% lượng sắt giải phóng ra sẽ được cơ thể tái sử dụng, chỉ có một lượng nhỏ sắt được bài tiết ra ngoài. Cơ thể sẽ lấy lại lượng sắt đã mất này thông qua quá trình ăn uống. 

Khi bị thiếu máu thiếu sắt, người bệnh không có đủ lượng sắt để tổng hợp hemoglobin. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, cũng như ảnh hưởng đến hình thái hồng cầu (kích thước hồng cầu nhỏ hơn, màu sắc nhợt nhạt) và khả năng đưa oxy đến các mô cơ quan. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt, có thể kể đến như: 

  • Chế độ ăn uống thiếu sắt: Ăn uống không đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, người cao tuổi, người đang trong cơn bạo bệnh, hôn mê,...
  • Cơ thể tăng nhu cầu sử dụng sắt: Thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên tuổi dậy thì,...
  • Khả năng hấp thu sắt của cơ thể giảm: Các bệnh lý đường tiêu hóa như đau dạ dày, phẫu thuật dạ dày, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu,...
  • Mất máu cấp tính hoặc mãn tính: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến sắt trong cơ thể bị thất thoát một lượng lớn không kiểm soát, thường gặp ở người bị xuất huyết tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung,...
  • Nguyên nhân khác: Đột biến gen làm rối loạn quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể. 
chỉ số thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt do nhiều nguyên nhân

Để xác định tình trạng thiếu máu thiếu sắt, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, da xanh xao, nhịp tim nhanh, dễ gãy tóc hoặc móng, khó thở (đặc biệt khi lao động gắng sức), bệnh nhân cần phải xét nghiệm các chỉ số thiếu máu thiếu sắt sau: 

  • Nồng độ huyết sắc tố (Hemoglobin)
  • Số lượng hồng cầu (RBC) 
  • Hematocrit: Phần trăm thể tích máu tạo thành từ hồng cầu. Bình thường, nữ giới có chỉ số hematocrit từ 34,9 - 44,5%, nam giới từ 38,8 - 50%. 
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
  • Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH)
  • Tiêu bản máu ngoại vi
  • Hồng cầu lưới 
  • Sắt huyết thanh: Thể hiện lượng sắt đang vận chuyển trong máu, thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống và dùng thuốc. Giá trị sắt huyết thanh bình thường là 75 - 150 μg/dL (tương đương 13 - 27 μmol/L) đối với nam và 60 - 140 μg/dL (tương đương 11 - 25 μmol/L) đối với nữ. 
  • Khả năng gắn sắt toàn phần (Transferrin hoặc TIBC): Đo lường khả năng vận chuyển sắt của transferrin đến các mô cơ quan. Bình thường, giá trị này dao động khoảng 250 - 450 μg/dL (tương đương 45 - 81 μmol/L). 
  • Độ bão hòa Transferrin: Là tỷ số giữa giá trị sắt huyết thanh và TIBC. 
  • Ferritin huyết thanh: Thể hiện lượng sắt dự trữ trong gan. Ferritin < 12 ng/ml thể hiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong cơ thể. 
chỉ số thiếu máu thiếu sắt
Bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

2. Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm 

Xét nghiệm máu là phương pháp rất cần thiết để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, bao gồm xét nghiệm tổng phân tích công thức máu ngoại vi và xét nghiệm đánh giá thiếu sắt. Khi bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt, kết quả xét nghiệm máu như sau: 

Tên xét nghiệmKết quả xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt
Xét nghiệm tổng phân tích công thức máu ngoại vi- Huyết sắc tố (Hemoglobin - Hb): Giảm- Số lượng hồng cầu (RBC): Giảm- Dung tích hồng cầu (hemotocrit): Giảm- Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): Giảm- Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH): Giảm- Tiêu bản máu ngoại vi: Hồng cầu nhỏ nhược sắc- Hồng cầu lưới: Giảm (tùy mức độ thiếu máu)Trong đó, kết quả hemoglobin và hematocrit giảm là hai kết quả quan trọng nhất cho thấy tình trạng thiếu máu. 
Xét nghiệm đánh giá thiếu sắt- Sắt huyết thanh: Giảm- TIBC hoặc Transferrin: Tăng- Độ bão hòa Transferrin: Giảm- Ferritin huyết thanh < 12 ng/mlTrong đó, độ bão hòa transferrin và ferritin là hai kết quả xét nghiệm máu thiếu sắt quan trọng nhất. 

t

3. Các điểm cần lưu ý khi bổ sung sắt

Bổ sung sắt là phương pháp điều trị chính trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt. Bệnh nhân có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hoặc chế phẩm bổ sung sắt dạng uống. Dưới đây là một số điều bệnh nhân cần lưu ý khi điều trị: 

  • Bệnh nhân nên hạn chế truyền máu, chỉ nên truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, có biểu hiện thiếu máu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thiếu máu mất bù hoặc mất máu cấp tính số lượng lớn. 
  • Chế phẩm bổ sung sắt có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân nên ưu tiên dùng đường uống, chỉ dùng đường tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp thiếu máu nặng, cơ thể không hấp thu sắt dạng uống, thiếu máu do bệnh lý mãn tính hoặc viêm nhiễm. 
  • Bệnh nhân nên bổ sung sắt cho đến khi lượng huyết sắc tố (Hb) trở về bình thường, bổ sung thêm 3 tháng sau đó để đảm bảo lượng sắt dự trữ về ổn định. 

Hiện nay, trên thị trường, chế phẩm bổ sung sắt dạng uống có 3 loại chính là Ferrous sulfate, Ferrous gluconate, Ferrous fumarate với liều 2 mg sắt/kg/ngày trong vòng 6 - 12 tháng. Bệnh nhân nên dùng chung với vitamin C hoặc nước cam để tăng khả năng hấp thu của thuốc. 

Sắt hấp thu tốt nhất vào lúc đói. Tuy nhiên, sắt gây kích ứng dạ dày mạnh nên bệnh nhân có thể uống trong bữa ăn để giảm cảm giác khó chịu. Một số tác dụng mà người bệnh có thể gặp khi uống sắt như táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, phân đen (đã loại trừ trường hợp xuất huyết tiêu hóa). Bệnh nhân có thể giảm tác dụng phụ kể trên bằng cách uống trong bữa ăn hoặc dùng chế phẩm có hàm lượng sắt ít hơn như Ferrous gluconate. 

Có 2 dạng sắt truyền tĩnh mạch là Iron succrose và Iron dextran, liều lượng được tính theo công thức sau: 

Tổng liều (mg) = Khối lượng (kg) x (Hb mục tiêu - Hb hiện tại) x 0,24 + 500 mg

Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn như gan, cá, thịt, các loại rau màu xanh đậm,... Đồng thời, người bệnh cần thăm khám thường xuyên để được phát hiện và điều trị nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt triệt để, tránh tình trạng tái phát. 

chỉ số thiếu máu thiếu sắt
Các loại rau lá màu xanh đậm chứa nguồn sắt dồi dào

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm máu thiếu sắt để người bệnh tham khảo. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ tư vấn để được tư vấn và giải đáp nhé. 

Nguồn: bthh.org.vn; nutrihome.vn; medlatec.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Các biện pháp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Các biện pháp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Tình trạng máu thiếu sắt nên ăn gì để bù đắp cho cơ thể?

Tình trạng máu thiếu sắt nên ăn gì để bù đắp cho cơ thể?

27

Bài viết hữu ích?