Zalo

Các biện pháp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt để tạo ra huyết sắc tố dẫn đến thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể. Do đó việc người bệnh được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt sớm sẽ giúp giảm thiểu được những ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy cách phát hiện thiếu máu thiếu sắt là gì?

1. Các biện pháp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng giảm sản xuất hồng cầu do giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới và chiếm khoảng một nửa số trường hợp thiếu máu

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt có thể do lượng sắt nạp vào không đủ, cơ thể giảm hấp thu sắt, tăng nhu cầu sắt hoặc do tình trạng mất máu. Thiếu máu do thiếu sắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hiện nay cách phát hiện thiếu máu thiếu sắt trong máu dựa vào tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

  • Lâm sàng bệnh nhân xuất hiện triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chóng mặt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, nhịp tim nhanh và đánh trống ngực.
  • Tiền sử có các bệnh lý mạn tính có nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt như trĩ, loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, u xơ tử cung, rong kinh và viêm đường niệu.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ trưởng thành là hemoglobin < 12 g/dl, nam giới trưởng thành là hemoglobin < 13g/dl và ở phụ nữ mang thai là hemoglobin < 11 g/dl.
  • Xét nghiệm đo số lượng hồng cầu lưới trong máu. Hồng cầu lưới là những tế bào hồng cầu trẻ, chưa trưởng thành. Theo thời gian, hồng cầu lưới trở thành tế bào hồng cầu trưởng thành mang oxy đi khắp cơ thể.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu có nồng độ ferritin trong máu < 30 ng/ml. Ferritin là một loại protein giúp lưu trữ sắt trong cơ thể bạn. Việc đo lượng protein này sẽ giúp bác sĩ tìm ra lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã được sử dụng.
  • Độ bão hòa transferrin < 30%. Transferrin là một loại protein vận chuyển sắt trong máu của bạn. 
chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

2. Ai cần thực hiện khám và chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt?

Sắt là khoáng chất có vai trò quan trọng có mặt trong hemoglobin, myoglobin và một số enzyme. Sắt là thành phần tổng hợp huyết sắc tố, một chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần của một số enzyme oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin - sắc tố hô hấp của cơ. Vì vậy, khi thiếu hụt sắt trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp huyết sắc tố gây thiếu máu do thiếu sắt trong máu, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể do thiếu hụt các enzyme có chứa sắt.

Hàng ngày trong cơ thể có khoảng 6g huyết sắc tố được tổng hợp và cần đến khoảng 20mg sắt, chưa kể đến một lượng nhỏ cần cho các tế bào khác. Khoảng 90 đến 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu chết. Các hồng cầu sau khi già và chết sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào và sắt phân hủy từ các huyết sắc tố được tích trữ lại trong các đại thực bào. Vì vậy, lượng sắt mất đi hàng ngày chỉ khoảng 1mg qua nước tiểu, mồ hôi và phân. Để bù lại lượng sắt mất cơ thể sẽ nhận thêm sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. Quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Tuy nhiên, lượng sắt được cung cấp hàng ngày qua chế độ ăn có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể nếu chế độ ăn chứa thực phẩm ít chất sắt, nhu cầu của cơ thể tăng lên, giảm hấp thu sắt hoặc mất máu.

Những đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu thiếu sắt cần được khám và chẩn đoán kịp thời, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, trẻ đẻ non và trẻ đang tuổi lớn.
  • Người có chế độ ăn uống không cân đối, ăn kiêng và ăn không đủ các thực phẩm giàu chất sắt.
  • Người nghiện rượu và người già.
  • Người mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa như trĩ, loét dạ dày tá tràng, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày.
  • Người mắc bệnh đường tiết niệu và sinh dục như u xơ tử cung, rong kinh và viêm đường niệu.
  • Những người làm nông nghiệp thường dùng phân tươi để bón ruộng và công nhân hầm mỏ.
chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Phụ nữ có thai và đang cho con bú có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt vì nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên

3. Các lưu ý cần biết trong bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:

  • Thuốc bổ sung sắt còn gọi là thuốc sắt hoặc sắt uống, giúp tăng lượng sắt trong cơ thể. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thường phải mất từ ​​3 đến 6 tháng để khôi phục lại lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung sắt khi mang thai. Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như vị kim loại khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng chất bổ sung cùng với thức ăn, giảm liều hoặc thử một loại chất bổ sung sắt khác để khắc phục các tác dụng phụ này.
  • Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer để giúp tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Phương pháp Venofer thường chỉ mất một hoặc vài buổi để khôi phục lại mức độ sắt của bạn. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc những người mắc bệnh mãn tính có thể nhận được nhiều sắt hơn bằng phương pháp này. Hiện đây đang là cách bổ sung sắt hiệu quả được nhiều người lựa chọn.
  • Các loại thuốc như chất kích thích tạo hồng cầu có khả năng giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Những loại thuốc này thường được sử dụng cùng với liệu pháp bổ sung sắt ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt và một tình trạng mãn tính khác như bệnh thận.
  • Truyền máu sẽ nhanh chóng làm tăng lượng hồng cầu và chất sắt trong máu của bạn. Vì vậy, truyền máu có thể được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng.

Bên cạnh việc phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thì bạn có thể ngăn ngừa bệnh lý này bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các nguồn chất sắt và vitamin C tốt như sau:

  • Các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm đậu, trái cây sấy khô, trứng, thịt nạc đỏ, cá hồi, bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt, đậu Hà Lan, đậu phụ và các loại rau lá xanh đậm.
  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, cà chua giúp cơ thể hấp thụ chất sắt.
  • Đảm bảo rằng trẻ mới biết đi ăn đủ thức ăn giàu chất sắt.
  • Bổ sung sắt cho các đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao như phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em giai đoạn dậy thì, người già, người nghiện rượu và người mắc các bệnh lý mãn tính.
  • Không nên uống trà và cà phê ngay sau khi ăn.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt cho trẻ trong những năm đầu đời.
  • Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Tóm lại, việc chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cũng như giảm thiểu được những ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao cần biết cách phát hiện thiếu máu thiếu sắt để kịp thời bổ sung sắt cho cơ thể. 

Nguồn: nhlbi.nih.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

Có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

Nguyên nhân ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

Nguyên nhân ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể

9

Bài viết hữu ích?