Zalo

Có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất khi khoảng từ 60 đến 80 ml trong đó có khoảng 20 đến 30 gam sắt. Chính điều này khiến nhiều chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt trong những ngày chu kỳ. Vậy có nên bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

1. Trong kỳ kinh nguyệt có thể bị thiếu máu không?

Trong chu kỳ kinh nguyệt lượng máu ở mỗi người bị mất đi là khác nhau. Trung bình ở một người phụ nữ vào mỗi chu kỳ kinh mất khoảng 50 đến 80ml máu. Lượng máu trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36% lượng dịch thải ra trong quá trình kinh nguyệt diễn ra. Còn 64% là thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy từ âm đạo và cổ tử cung. 

Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài khoảng 4 đến 5 ngày. Với lượng máu mất đi trong những ngày này có thể khiến cho người phụ nữ có nguy cơ thiếu máu. 

Ngoài ra có một số trường hợp phụ nữ rơi vào trạng thái cường kinh. Khi đó, máu kinh nguyệt sẽ chảy ồ ạt với lượng lớn trong kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này diễn ra nhiều ngày liền. Cường kinh có thể khiến phụ nữ mất khoảng trên 200 ml máu và kéo dài trong 7 ngày. 

Vì thế trong một vài trường hợp đặc biệt, phụ nữ có thể bị thiếu máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Chị em phụ nữ có nguy cơ thiếu máu trong những ngày kinh nguyệt
Chị em phụ nữ có nguy cơ thiếu máu trong những ngày kinh nguyệt

2. Có nên bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt?

Có nên bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt không? Kinh nguyệt là quá trình có vai trò quan trọng liên quan đến sức khoẻ của người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sẽ là nền tảng vững chắc cho một sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp.

 Theo như phân tích ở trên lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt trung bình từ 60 đến 80 ml tương ứng với lượng sắt bị hao hụt trong cơ thể là khoảng 20 đến 30 gam sắt. Với mỗi trường hợp thì lượng máu và lượng sắt sẽ mất đi khác nhau. Thêm vào đó, lượng thức ăn nạp vào để cung cấp sắt cần thiết cho cơ thể càng bị hạn chế. Vì vậy, nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người phụ nữ. 

Nếu cơ thể được bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu có thể xuất hiện cho phụ nữ. Đồng thời giảm các triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, ù tai, hoa mắt…đây đều là những biểu hiện thường thấy của thiếu máu. Do đó, chị em nên bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên bổ sung với liều lượng thế nào cho hiệu quả thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

3. Cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt

Bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phụ nữ giảm thiểu các tình trạng liên quan đến thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung. 

Có thể bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng thực phẩm bổ sung dạng viên uống
Có thể bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng thực phẩm bổ sung dạng viên uống

Lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt và bổ sung sắt từ thực phẩm tự nhiên vốn khá an toàn và dễ hấp thu.

  • Hải sản có vỏ bao gồm hàu, sò, trai … trong thành phần khá giàu lượng sắt. Trong 100 gam trai có chứa 28 mg sắt, hay trong 100gr hàu chứ 10.2 gam sắt. Những loại động vật này đều chứa sắt hem dễ hấp thu vào cơ thể. Thêm vào đó, sử dụng thực phẩm này còn giúp tăng lượng cholesterol tốt cho tim mạch. 
  • Cải bó xôi là loại rau mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể. Hàm lượng calo thấp nhưng trong 100 gam rau cải bó xôi có chứa khoảng 3.2 gam sắt. Tuy nhiên sắt trong cải bó xôi là sắt không hem nên khả năng hấp thu vào cơ thể sẽ thấp hơn sắt hem. Vì vậy, khi ăn cải bó xôi nên ăn thêm một lượng vitamin C để tăng cường hấp thu sắt . 
  • Nội tạng của động vật bao gồm tim, gan, cật, óc… đều rất bổ dưỡng và có hàm lượng sắt khá phong phú. Trong 100 gam gan bò có chứa khoảng 6.5mg sắt, trong 75 gam gan lợn chứa 13.4 gam sắt. Trong 75 gan gà chứa 8mg sắt. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều những loại thực phẩm này do nó có thể làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt lợn…. có hàm lượng dinh dưỡng và chất sắt khá phong phú. Trong 100 gam thịt bò cung cấp khoảng 2.7 mg sắt. 
  • Hạt bí đỏ thường được sử dụng như bữa ăn nhẹ cung cấp sắt khá tốt. Trong 28 gam hạt bí đỏ có 4.2 gam sắt. Hạt bí còn giàu các dưỡng chất khác như vitamin K, kẽm, magie…

Ngoài bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm thì sử dụng sắt từ các thực phẩm bổ sung dạng viên uống cũng có tác dụng cung cấp sắt cùng với một số dưỡng chất khác cho cơ thể. Ưu điểm của thực phẩm bổ sung sắt là mang lại hiệu quả nhanh. Những sản phẩm thường được lựa chọn bổ sung sắt, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt bào gồm, sắt ở dạng hữu cơ để cơ thể hấp thu tốt hơn, acid folic cần thiết cho sự phát triển cũng như sự phân chia tế bào, giúp tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, vitamin B12 cải thiện tình trạng da xanh xao mỗi lần trải qua chu kỳ kinh nguyệt. 

Tuy nhiên, khi bổ sung sắt cho cơ thể cần lưu ý: 

  • Nên bổ sung sắt với hàm lượng vừa đủ, tránh tình trạng thừa. Liều bổ sung chỉ nên thực hiện vừa đủ theo nhu cầu và chỉ định của bác sĩ để tránh được tình trạng thừa sắt. Vì sắt là yếu tố tạo ra các gốc tự do trong cơ thể, là những yếu tố gây nguy cơ ung thư hoặc suy tim. Thêm vào đó, thừa sắt còn khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, yếu đuối, làn da đậm màu, xuất hiện đau khớp, đau bụng. Thậm chí thừa sắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả thai phụ và thai nhi.
  • Thời điểm bổ sung sắt nên áp dụng vào buổi sáng trước 1 giờ khi bắt đầu bữa sáng. Khi đó, dạ dày còn đang trống rỗng hoặc ít thức ăn sẽ tăng khả năng hấp thu sắt. 
  • Nên bổ sung sắt với các loại thực phẩm giàu vitamin C, như cam, chanh, bưởi, kiwi… Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt tốt hơn.  Ngược lại nên hạn chế các loại thực phẩm làm hạn chế quá trình hấp thu sắt như nước trà, cà phê, đồ uống có chứa chất kích thích. 
  • Không nên sử dụng sắt cùng với các loại thuốc điều trị parkinson hoặc thuốc điều trị suy giáp, bướu cổ, hoặc ung thư tuyến giáp. Vì sắt có thể làm giảm khả năng hấp thu các loại thuốc này ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 
  • Bổ sung sắt có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón… Nếu có biểu hiện nghiêm trọng trong quá trình bổ sung sắt cần báo ngay bác sĩ để khắc phục tình trạng này. 

Thực tế thì chúng ta có nên nên bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt để nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ…. Tuy nhiên để bổ sung sắt hiệu quả cần lưu ý bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, đồng thời hạn chế các chất kích thích, hoặc tránh sử dụng cùng canxi…

Thiếu sắt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt không đúng theo nhu cầu và quy định cũng mang lại nhiều tác dụng trái chiều nghiêm trọng cho cơ thể. Việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện xét nghiệm sắt và chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ chuyên môn để giúp kiểm tra mức độ thiếu máu thiếu sắt, đồng thời có thể bổ sung cho sự thiếu hụt bằng cách sử dụng các chất bổ sung đường uống hoặc phương pháp điều trị IV khi cần thiết.

Nguồn: healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Thường xuyên uống sắt có tăng cân không?

Thường xuyên uống sắt có tăng cân không?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

62

Bài viết hữu ích?