Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, viêm đường ruột, thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Viêm đại tràng được chia thành rất nhiều loại như:
Triệu chứng của bệnh nhân viêm đại tràng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, cơn đau giảm sau đại tiện. Ngoài ra tình trạng phân cũng bất thường chủ yếu là phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp người bệnh cũng táo bón, phân lẫn máu hoặc nhầy, đa phần bệnh nhân có cơ thể suy nhược, mệt mỏi và sụt cân. Để chẩn đoán viêm đại tràng ngoài triệu chứng lâm sàng còn dựa vào xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu phân và các phương tiện chẩn đoán như nội soi đại tràng, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính bụng.
Siêu âm đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh tần số cao để thể hiện cấu trúc của đại tràng. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và có thể thực hiện nhiều lần. Siêu âm đại tràng hoàn toàn có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng trong các trường hợp người bệnh có triệu chứng rõ ràng hoặc người có sức khỏe yếu không thể đáp ứng việc nội soi đại tràng. Siêu âm đại tràng giúp chẩn đoán viêm đại tràng, vừa tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Hơn nữa, kỹ thuật siêu âm còn sử dụng sóng siêu âm chứ không dùng tia X nên không gây hại tới sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này không xâm lấn nên không gây ra đau đớn cũng như không khiến người bệnh gặp các biến chứng như nội soi đại tràng chẩn đoán.
Siêu âm đại tràng giúp mô tả bằng hình ảnh cụ thể các cấu trúc tạng bên trong và đặc biệt là những tạng đặc (gan mật, tuỵ, tử cung,…) và chứa nhiều dịch. (túi mật, bàng quang). Tuy nhiên siêu âm đại tràng trong chẩn đoán viêm đại tràng không thể giúp bác sĩ phát hiện được hết những tổn thương nhỏ tại lớp niêm mạc đại tràng hoặc phần tổn thương bị đại tràng che khuất. Vì vậy, siêu âm đại tràng mặc dù vẫn có thể hỗ trợ chẩn đoán nhưng đối với người bệnh có khả năng đáp ứng với nội soi đại tràng thì cần kết hợp phương pháp này để chẩn đoán chính xác hơn.
Đối với kỹ thuật siêu âm đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị cầm tay, gọi là đầu dò đặt lên vùng bụng người bệnh qua đó phát ra các sóng siêu âm và thu nhận sóng phản hồi từ cơ thể để tái tạo nên hình ảnh cấu trúc đại tràng. Hình ảnh thu được sẽ chiếu trực tiếp lên màn hình của máy siêu âm trong thời gian thực. Có 2 loại đầu dò với tần số khác nhau được sử dụng thay phiên để bác sĩ có góc nhìn toàn diện hơn về đại tràng gồm:
Tóm lại, siêu âm đại tràng với đầu dò tần số cao vẫn có thể phát hiện được các đặc điểm của viêm đại tràng, hỗ trợ đáng kể trong chẩn đoán. Tuy nhiên, vẫn có thể bỏ sót một số tổn thương nhỏ hoặc bị che khuất bởi quai ruột. Vì vậy siêu âm chẩn đoán viêm đại tràng nên được kết hợp với các phương tiện khác như chụp cắt lớp vi tính và nội soi đại tràng để không bỏ sót bất cứ tổn thương nguy hiểm nào.
149
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
149
Bài viết hữu ích?