Zalo

Khám hệ tiêu hóa gồm những gì? Quy trình khám tiêu hóa ra sao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày, gan, mật, đóng vai trò trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Tuy vậy, với nhịp sống hiện đại thì tỷ lệ người mắc bệnh hệ tiêu hóa ngày càng cao. Do đó, khám hệ tiêu hóa trở thành nhu cầu thiết yếu và các bác sĩ khuyên rằng nên khám định kỳ. Vậy khám hệ tiêu hóa gồm những gì, quy trình khám tiêu hóa ra sao và khi nào nên đi khám hệ tiêu hóa, hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ thông tin dưới đây.

1. Khám hệ tiêu hóa là khám những gì?

Hệ tiêu hóa, 1 hệ thống quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ phá vỡ tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của con người. Quá trình này yêu cầu sự phối hợp ăn ý của các hoạt động như nhai, nghiền cơ học, bên cạnh đó không thể thiếu các enzyme giúp phân giải sinh học. Hệ tiêu hóa không chỉ chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, mà còn hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể, sửa chữa và phát triển tế bào. Một cơ quan bất kỳ trong hệ tiêu hóa gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm:

  • Đường tiêu hóa: Bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (bao gồm đại tràng và trực tràng) và hậu môn.
  • Gan.
  • Túi mật.
  • Tuyến tụy.

Vậy, nếu hệ tiêu hóa gặp bất thường thì khám hệ tiêu hóa gồm những gì? Khám tiêu hóa là quá trình kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa đã được đề cập trên. Đây là cách để xác định các vấn đề thông thường như viêm thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, trĩ và các vấn đề khác. Khám tiêu hóa cũng giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan, mật và tụy như viêm gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tụy và sỏi mật.

Khám hệ tiêu hóa gồm những gì là thắc mắc của nhiều người
Khám hệ tiêu hóa gồm những gì là thắc mắc của nhiều người

2. Khám hệ tiêu hóa cần thực hiện những gì?

2.1. Thực hiện các xét nghiệm

Không ít các thắc mắc của những người đi khám lần đầu rằng khám tiêu hóa là gồm những gì và phải thực hiện các thủ thuật gì. Theo các bác sĩ, để phát hiện bệnh đường tiêu hóa thì bạn có phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như sau

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu trong quy trình khám bệnh tiêu hóa cực kỳ quan trọng, xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng chuyển hóa đường và mỡ trong máu, men gan, tìm kháng nguyên virus gây viêm gan B, C.
  • Xét nghiệm phân, có thể bao gồm nuôi cấy phân, tìm vi khuẩn trong phân, chẩn đoán vi khuẩn dạ dày HP.
  • Xét nghiệm nước tiểu để sàng lọc các bệnh liên quan đến gan.

2.2. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong quy trình khám tiêu hóa

Khám hệ tiêu hóa gồm những gì, có phải chụp x-quang hay nội soi không? Câu trả lời chắc chắn là có, chụp x-quang hay các phương thức chẩn đoán hình ảnh khác là các công cụ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dạ dày phổ biến hiện nay bên cạnh các xét nghiệm cận lâm sàng mà người bệnh phải thực hiện. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng trong quy trình khám tiêu hóa như sau:

  • Nội soi dạ dày: Là một trong các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh nằm trong quy trình khám tiêu hóa phổ biến. Đây là một phương pháp sử dụng ống soi mềm để khám phá và quan sát các phần của hệ tiêu hoá như thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Quá trình này cho phép chẩn đoán và đánh giá các tổn thương trong hệ tiêu hoá một cách an toàn và mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể sử dụng các công cụ đặc biệt để cắt bỏ polyp, thực hiện sinh thiết, kiểm soát chảy máu, loại bỏ cơ hội và khắc phục các hẹp, co thắt và tắc nghẽn trong ống tiêu hoá.
Nội soi dạ dày là một trong các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh nằm trong quy trình khám tiêu hóa phổ biến
Nội soi dạ dày là một trong các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh nằm trong quy trình khám tiêu hóa phổ biến
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) dạ dày: Trong quy trình khám tiêu hóa, chụp MRI dạ dày được sử dụng để phát hiện và đánh giá các bệnh lý và tổn thương trong dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, áp xe dạ dày, polyp và ung thư dạ dày. Nó cung cấp thông tin chi tiết về kích thước, vị trí và tính chất của các bất thường trong dạ dày, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và quyết định điều trị phù hợp. MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về các cấu trúc xung quanh dạ dày như mô mềm, mạch máu, mạch lymph, mô xương và các cơ quan lân cận khác. Điều này cho phép bác sĩ đánh giá mức độ lan rộng của bệnh, xác định sự xâm lấn và tác động của bất thường dạ dày lên các cấu trúc xung quanh.
  • Siêu âm dạ dày: Quy trình khám tiêu hóa bao gồm thực hiện việc siêu âm ổ bụng, siêu âm dạ dày. Phương pháp này giúp các bác sĩ theo dõi các cơ quan nội tạng, mạch máu, mô và đánh giá tình trạng lưu lượng máu qua các mạch máu khác nhau.
  • Nội soi đại tràng sigma: Nội soi đại tràng Sigma là quy trình sử dụng ống nội soi mềm được đưa từ hậu môn lên đến đại tràng sigma. Phương pháp này được thực hiện để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý liên quan đến đoạn trực tràng và đại tràng sigma. Trong quy trình khám tiêu hóa, nội soi đại tràng sigma có thể giúp các bác sĩ phát hiện các bất thường như trĩ, ung thư hậu môn, trực tràng hay đại tràng sigma, phát hiện các khối polyp, lỗ rò hậu môn và vết rách hậu môn
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Khám tiêu hóa là khám những gì, nếu gặp bất thường về túi mật thì có khám được không. Câu trả lời là có, với phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng được các bác sĩ chỉ định để khảo sát các bất thường về đường mật, ống tụy và túi mật. Trong phương pháp nội soi tụy mật ngược dòng,

3. Khi nào thì nên khám hệ tiêu hóa?

Khám đường tiêu hóa như thế nào, khi nào thì nên đi khám hệ tiêu hóa là một trong nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay. Việc tầm soát các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa không chỉ giúp chất lượng cuộc sống trở nên tốt hơn mà còn giúp mọi người dự phòng được các biến chứng. Các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa thường tiến triển một cách lặng lẽ và nhanh chóng, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Trừ khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng bất thường sau đây, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá:

  • Đau bụng, đau dạ dày: Quy trình khám tiêu hóa thường được bắt đầu khi bệnh nhân tìm đến với các cơn đau bụng mức trung bình cho đến dữ dội. Các cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên vùng bụng và mang tính chất khác nhau. Người bệnh có thể trải qua đau vùng thượng vị, xung quanh xương sườn, ở bụng dưới hoặc trên toàn bộ vùng bụng. Cơn đau kéo dài liên tục hoặc xuất hiện từ thời gian này qua thời gian khác.
Quy trình khám tiêu hóa thường được bắt đầu khi bệnh nhân tìm đến với các cơn đau bụng mức trung bình cho đến dữ dội
Quy trình khám tiêu hóa thường được bắt đầu khi bệnh nhân tìm đến với các cơn đau bụng mức trung bình cho đến dữ dội
  • Chướng bụng và đầy hơi: Khám tiêu hóa là khám những gì, chắc chắn chướng bụng và đầy hơi là một trong những nguyên nhân sẽ được bác sĩ thăm khám khi bạn mắc phải. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, hoặc sự thiếu men chuyển hóa. Thậm chí, chướng bụng và đầy hơi còn có thể là tín hiệu cảnh báo cho sự phát triển của ung thư dạ dày.
  • Rối loạn đại tiện: Tình trạng đi đại tiện thường xuyên hơn hoặc ít hơn so với bình thường, gặp khó khăn trong việc đại tiện cũng là một trong các nguyên nhân người bệnh tìm đến bác sĩ tiêu hóa. Rối loạn đại tiện cũng bao gồm tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài, phân lỏng xen kẽ, phân màu đen hoặc có dấu hiệu máu.
  • Quy trình khám tiêu hóa thông thường sẽ bắt đầu với các câu hỏi của bác sĩ đưa ra cho người bệnh về triệu chứng cơn đau, đầy hơi hay vấn đề đại tiện. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ và chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm khác như test phân, siêu âm hay nội soi, xét nghiệm máu để có thể chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra phương pháp điều trị.

Bệnh về đường tiêu hóa là một trong số các chủng bệnh phổ biến trong thời buổi hiện đại ngày nay. Với lối sống vội vã, việc mắc các bệnh đường tiêu hóa ngày càng trở nên phổ biến và nếu không kịp thời tầm soát, các biến chứng gây ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn. Để thực hiện quy trình khám tiêu hóa an toàn, bài bản, bạn nên tìm hiểu kỹ khám tiêu hóa là khám những gì và quy trình khám tiêu hóa theo như bài viết trên đây đã đề cập. Trên hết, nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám đa khoa uy tín để được khám hệ tiêu hóa, tầm soát các bệnh về tiêu hóa sớm nhất có thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm có phát hiện viêm đại tràng không?

Siêu âm có phát hiện viêm đại tràng không?

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Cần chuẩn bị gì trước khi khám tiêu hóa?

Cần chuẩn bị gì trước khi khám tiêu hóa?

Khi nào cần siêu âm viêm ruột thừa?

Khi nào cần siêu âm viêm ruột thừa?

74

Bài viết hữu ích?