Zalo

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ở xã hội hiện đại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, bệnh về dạ dày phổ biến và chiếm số đông phần lớn dân số. Bệnh dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Để phát hiện các bệnh dạ dày, bạn cần thực hiện việc đi khám thường xuyên, một trong số các phương pháp hiệu quả là siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày.

1. Siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày là gì?

Siêu âm ổ bụng là 1 phương pháp kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để phát hiện sự bất thường trong dạ dày, hệ tiêu hóa và có thể sàng lọc ung thư dạ dày. Qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán các vấn đề bệnh lý liên quan đến dạ dày, phát hiện các bệnh trong vùng ổ bụng và đưa ra chỉ định điều trị thích hợp.

Phương pháp siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày không sử dụng tia X hay hoá chất có hại cho sức khỏe, do đó được đánh giá là an toàn cho sức khỏe và không gây nhiều khó chịu cho người bệnh. 

Phương pháp siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày không sử dụng tia X hay hoá chất có hại cho sức khỏe 

Khác với nội soi dạ dày, siêu âm dạ dày mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh và bụng không có cảm giác khó chịu khi thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng siêu âm để khám tổng quát và tìm ra nguyên nhân ban đầu của bệnh, từ đó xây dựng cơ sở cho việc chẩn đoán sau này. Nếu cần kiểm tra chi tiết hơn, các bác sĩ sẽ yêu cầu hoặc chỉ định nguời bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chuẩn xác hơn.Thời gian trung bình để thực hiện siêu âm dạ dày và các bác sĩ trả kết quả là trong vòng 30-45 phút, đồng thời chi phí của siêu âm dạ dày cũng không quá cao, phù hợp với tất cả mọi người. 

Trong quá trình thực hiện siêu âm dạ dày, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên vùng dạ dày trên bụng (vùng thượng vị) của người bệnh và sử dụng thiết bị có đầu dò để quét xung quanh khu vực này và các vùng lân cận. Đầu dò sẽ tạo ra hình ảnh trên màn hình, từ đó bác sĩ có thể nhìn thấy các bất thường bên trong dạ dày và đưa ra chẩn đoán.

2. Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện các bất thường ở đâu?

Khi khám bệnh dạ dày tổng quát, các bác sĩ yêu cầu người bệnh siêu âm dạ dày để đánh giá các bất thường. Và thông thường, khi người bệnh gặp các tình trạng sau đây ở hệ tiêu hóa thì bác sĩ có thể chỉ định khám bệnh dạ dày bằng cách siêu âm ổ bụng. 

  • Gặp phải triệu chứng chướng bụng kéo dài và cảm giác đầy hơi liên tục.
  • Gặp khó khăn trong tiêu hóa và thường xuyên gặp vấn đề ăn xong mà cảm giác chưa tiêu hoá được.
  • Thường xuyên trải qua các vấn đề tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi và các biểu hiện tương tự.
  • Gặp các dấu hiệu của bệnh dạ dày cấp tính như đau dạ dày cực kỳ mãnh liệt, nôn ra máu, và phân có máu.
  • Mắc phải viêm thực quản và viêm dạ dày.
  • Có nghi ngờ về việc có dị vật trong dạ dày và cần phải tiến hành kiểm tra.
  • Gặp phải dị tật dạ dày.

Siêu âm ổ bụng phần lớn được dùng để khám các bệnh dạ dày, song, phương pháp này còn được chỉ định để thăm khám và phát hiện các bất thường ở những cơ quan trong ổ bụng sau

  • Mạch máu; 
  • Túi mật;
  • Ruột;
  • Thận;
  • Gan;
  • Lách;
  • Tuyến tụy.
Siêu âm ổ bụng phần lớn được dùng để khám các bệnh dạ dày 

Cụ thể, siêu âm ổ bụng có thể giúp kiểm tra tình trạng sỏi thận, kiểm tra gan, các khối u bất thường trong ổ bụng, siêu âm ổ bụng được dùng để quan sát xem xét bạn có nguy cơ phình động mạch chủ bụng không.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở dạ dày hay các cơ quan lân cận mà phương pháp này có thể hiển thị. Để thu được kết quả siêu âm dạ dày, siêu âm ổ bụng chính xác, người bệnh cần nhịn ăn sau đêm hôm trước và thực hiện vào sáng hôm sau. Lúc này, bụng đói, dạ dày rỗng sẽ giúp cho kết quả siêu âm ổ bụng chính xác, nhưng với trường hợp cấp cứu cần siêu âm dạ dày thì người bệnh không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, khi thực hiện siêu âm dạ dày, bạn cần bỏ các đồ trang sức, đặc biệt là các vật bằng kim loại vào trong tủ riêng. 

Dù là phương pháp thực hiện nhanh chóng, tốn ít chi phí, tuy nhiên, siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày cũng sẽ tồn tại một số hạn chế như không phát hiện được các vết loét hay không thể phát hiện vi khuẩn HP dạ dày (một trong các virus có hại cho dạ dày phổ biến hiện nay). Vì thế, trong một số trường hợp, siêu âm ổ bụng để phát hiện bệnh dạ dày cũng không hẳn là một lựa chọn tốt mà các bác sĩ yêu cầu người bệnh tuân theo.

Với tình trạng mắc bệnh dạ dày ngày càng phổ biến như hiện nay, việc tầm soát khám bệnh dạ dày là điều mà mọi người nên chú ý và nên thực hiện 6 tháng/lần. Với phương pháp siêu âm ổ bụng khám bệnh dạ dày, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng dạ dày của bạn có ổn hay không và đưa ra các phương án điều trị thích hợp.

Trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh dạ dày thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành siêu âm và chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov; mayoclinic.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Khám hệ tiêu hóa gồm những gì? Quy trình khám tiêu hóa ra sao?

Khám hệ tiêu hóa gồm những gì? Quy trình khám tiêu hóa ra sao?

Chỉ định siêu âm bụng đánh giá chức năng tụy

Chỉ định siêu âm bụng đánh giá chức năng tụy

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

Siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì?

Siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì?

8021

Bài viết hữu ích?