Zalo

Xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu HP là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến, nhanh chóng được nhiều người thực hiện. Xét nghiệm máu HP cho phép tìm thấy kháng thể HP trong máu của người bệnh thông qua việc tiến hành xét nghiệm.

1. Xét nghiệm máu HP là gì?

Vi khuẩn HP dạ dày là nguyên nhân khá phổ biến hiện nay gây ra những dấu hiệu triệu chứng khó chịu như đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh do vi khuẩn HP gây nên có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết ổ viêm loét, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn HP sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP, loại kháng thể này có ở trong máu và có khả năng phát hiện được bằng xét nghiệm tìm kháng thể trong máu. Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP là loại xét nghiệm phổ biến, có mặt ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh, thành phố trên cả nước. Phương pháp xét nghiệm tìm máu HP được ưa chuộng bởi có những ưu điểm như: 

  • Đây là phương pháp xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP không xâm lấn có vai trò giúp bác sĩ điều trị chẩn đoán và phát hiện vi khuẩn HP một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Giá thành rẻ và không gây ra nhiều cảm giác khó chịu hay đau đớn cho người bệnh.
  • Xét nghiệm máu HP được dựa trên hàm lượng kháng thể IgG trong máu kháng lại vi khuẩn HP bằng xét nghiệm ELISA. Theo thống kê, xét nghiệm máu HP có độ đặc hiệu cao, lên đến trên 90% với độ nhạy dao động từ 60 đến 90%. Xét nghiệm máu HP cho phép bác sĩ xác định được vi khuẩn có trong máu hay không.
Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP là loại xét nghiệm phổ biến
Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP là loại xét nghiệm phổ biến

Tuy nhiên, xét nghiệm máu vẫn có thể cho kết quả dương tính giả, không chính xác cao. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn HP có khả năng xuất hiện ở các vị trí khác cụ thể như ở vị trí ở đường ruột, khoang miệng hay cơ quan xoang,... Kể cả người bệnh đã điều trị HP khỏi hẳn nhưng vẫn còn kháng thể lưu lại trong máu.  Do đó, phương pháp xét nghiệm máu HP phù hợp với đối tượng muốn sàng lọc xác định xem mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không?

2. Các trường hợp nên thực hiện xét nghiệm máu HP

Nhiều người đặt ra câu hỏi xét nghiệm máu HP có chính xác không. Phương pháp xét nghiệm máu HP được áp dụng bởi phù hợp trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Các xét nghiệm khác cụ thể là test hơi thở, nội soi, xét nghiệm qua phân có thể cho kết quả âm tính giả. 
  • Trong những trường hợp người bệnh đang có tình trạng loét dạ dày chảy máu, người bệnh bị viêm teo dạ dày cần phải thực hiện khám và theo dõi sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện nguy cơ bị loạn sản trong giai đoạn tiền ung thư,….
  • Xét nghiệm máu HP cũng được áp dụng trong các nghiên cứu dịch tễ khi các bác sĩ cần những chẩn đoán khác nhau tại các quần thể khác nhau với mục đích đưa ra kết quả chính xác và phục vụ cho việc nghiên cứu.
Khi bị loét dạ dày chảy máu cần phải khám sức khỏe định kỳ
Khi bị loét dạ dày chảy máu cần phải khám sức khỏe định kỳ

3. Thực hiện xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không?

Hiện nay, nhiều trường hợp người bệnh khi đi xét nghiệm vi khuẩn HP đều được yêu cầu nhịn ăn trung bình từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu HP là vào buổi sáng và khi bụng còn đói. Vì vậy, mà cũng có nhiều người bệnh băn khoăn liệu rằng khi thực hiện xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không? Thực tế, việc có cần nhịn ăn hay không còn tùy vào loại xét nghiệm máu mà bạn làm. Một số xét nghiệm máu sẽ có yêu cầu bạn phải nhịn ăn, trong khi một số khác thì không. Tuy nhiên, với xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong máu thì người bệnh nên nhịn ăn trước khi tiến hành để đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm. Bên cạnh đó, sau khi xét nghiệm máu HP bạn cũng cần lưu ý:

  • Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính, người bệnh nên lấy đó là cơ sở tham khảo với tình trạng bệnh sau đó, bác sĩ điều trị có thể chỉ định thực hiện thêm phương pháp nội soi dạ dày. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn về việc bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không, đồng thời cũng giúp đánh giá tình trạng bệnh để bác sĩ điều trị có hướng điều trị sao cho phù hợp nhất. 
  • Cho dù kết quả xét nghiệm máu HP như thế nào thì người bệnh cũng tuyệt đối không nên chủ quan hoặc quá suy sụp, sa sút xuống tinh thần sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn.

4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu HP?

Việc kiểm tra nhiễm HP là cần thiết để xác định xem liệu rằng có vi khuẩn HP trong máu hay không. Tuy nhiên, bạn chỉ xem xét thực hiện khi có các yếu tố nguy cơ, hoặc các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng cụ thể. Khi đó, bác sĩ điều trị có thể chỉ định thêm nội soi dạ dày và chẩn đoán nhiễm HP bằng test Urease. Nếu chưa có dấu hiệu triệu chứng cụ thể thì có thể kiểm tra xem liệu bản thân có mắc HP thông qua test hơi thở mà không cần can thiệp nội soi dạ dày. Đồng thời, ngay cả khi đã điều trị thành công hay điều trị khỏi hoàn toàn thì vi khuẩn HP, kháng thể kháng HP có thể vẫn còn lưu hành hay xuất hiện trong huyết thanh người bệnh trong một khoảng thời gian nhiều năm sau đó. Bên cạnh việc làm xét nghiệm máu HP thì bác sĩ điều trị sẽ thực hiện thêm các chỉ định cận lâm sàng khác kết hợp với triệu chứng lâm sàng bất thường nghi ngờ bệnh lý để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.  

Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là một trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe, cụ thể là mắc vi khuẩn HP thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP

Các triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho người đau dạ dày cần lưu ý gì?

Chế độ ăn cho người đau dạ dày cần lưu ý gì?

Các triệu chứng loét dạ dày

Các triệu chứng loét dạ dày

109

Bài viết hữu ích?