Viêm loét dạ dày là một trong các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến gây ra các triệu chứng như đau âm ỉ, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,... Nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị khỏi. Ngược lại loét bao tử nếu để tiến triển nặng mà không điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy các triệu chứng loét dạ dày được nhận biết như thế nào?
1. Các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi các dịch vị tiêu hóa có tính axit tiết ra từ dạ dày gây bào mòn lớp loét trên niêm mạc. Các biểu hiện viêm loét dạ dày cụ thể như sau:
Đau bụng âm ỉ kèm nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu loét dạ dày thường gặp nhất xảy ra ngay sau khi ăn. Cơn đau thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn vẫn co bóp, bài tiết dịch vị gây kích thích niêm mạc dạ dày
Ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, căng tức vùng bụng trên rốn khiến bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi
Buồn nôn, nôn: nếu ổ loét gây hẹp môn vị (hẹp đường xuống của thức ăn làm chúng bị ứ đọng trong dạ dày) thì sau nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét
Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị là dấu hiệu thường gặp nhất của loét bao tử, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở một số bệnh lý đường tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm tụy cấp hoặc thậm chí là bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim. Vì vậy để chẩn đoán được loét dạ dày người bệnh cần được nội soi đường tiêu hóa trên để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng giúp xác định ổ loét kèm theo sinh thiết kiểm tra H. Pylori, loại trừ ung thư.
3. Các biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày
Nhìn chung bệnh nhân viêm loét dạ dày đôi khi vẫn sinh hoạt bình thường, vết loét có thể lành kể cả khi không dùng thuốc. Do đó khi bệnh nhân bắt đầu than phiền về các triệu chứng đường tiêu hóa thì có thể đã có biến chứng của loét dạ dày như:
Hẹp môn vị: thường gặp trong loét hành tá tràng do ổ loét gây chít hẹp đường xuống của thức ăn từ dạ dày khiến bệnh nhân chướng bụng, đầy hơi nhiều nhất là sau bữa ăn. Đặc biệt bệnh nhân hẹp môn vị khi nôn thường ra thức ăn hôm trước do thức ăn bị giữ lại ở dạ dày không xuống được ruột.
Chảy máu ổ loét dạ dày, tá tràng: Ổ loét ăn sâu vào dạ dày, tá tràng làm thủng các mạch máu gây xuất huyết tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp là nôn ra máu, đi cầu phân đen, mệt mỏi, choáng váng do mất máu. Đây là biến chứng nặng cần được cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
Thủng ổ loét: thủng ổ loét dạ dày sẽ làm chảy dịch tiêu hóa vào ổ bụng gây viêm phúc mạc cần phẫu thuật cấp cứu. Khi đến muộn người bệnh có thể tử vong do nhiễm trùng huyết, nhiễm độc nặng. Triệu chứng điển hình là bệnh nhân đau đột ngột, dữ dội vùng trên rốn, sau lan ra khắp bụng, sờ thấy bụng co cứng, ấn đau
Ung thư dạ dày: là biến chứng nguy hiểm do loét dạ dày chẩn đoán muộn và điều trị không tốt
4. Làm gì khi gặp phải các triệu chứng loét dạ dày?
Khi gặp các triệu chứng đường tiêu hóa do loét dạ dày người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khám và điều trị. Mục tiêu của điều trị loét dạ dày là giảm đau, chữa lành vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày gồm:
Giảm yếu tố nguy cơ như thuốc NSAIDs, bỏ thuốc lá
Điều trị H. Pylori
Dùng thuốc: thuốc kháng acid, thuốc H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc Sucralfate và misoprostol
Phẫu thuật có thể được đặt ra với các trường hợp viêm loét dạ dày phức tạp hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để phòng ngừa loét dạ dày tái phát như sau:
Ăn nhiều trái cây, rau quả để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, bổ sung các chất chống viêm tự nhiên, bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh
Bổ sung chất xơ giúp giảm sự phát triển của vết loét ở dạ dày
Probiotics được chứng minh có thể cải thiện triệu chứng khó tiêu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng
Bổ sung vitamin C từ trái cây họ cam quýt, các loại đậu, cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh,... có hiệu quả trong việc giúp diệt trừ vi khuẩn HP
Bổ sung kẽm từ hàu, thịt bò, đậu, hạt, cải bó xôi vì chất dinh dưỡng giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Bổ sung selen từ các loại cá biển, ngũ cốc, các loại hạt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể
Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu và caffeine
Hạn chế các thuốc NSAID, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn hàng quán
Giảm thiểu tình trạng căng thẳng
Bệnh loét dạ dày có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện các triệu chứng loét dạ dày, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bạn cũng có thể thực hiện Truyền giảm đau dạ dày với hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc. Phương pháp truyền giảm đau này này đã được nghiên cứu và chứng minh theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Các vi chất trong gói truyền giảm đau dạ dày không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất, hình thành lớp bảo vệ niêm mạc, giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày, giảm đau hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, không còn bị ám ảnh bởi những cơn đau loét dạ dày.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu