Zalo

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày cấp tính là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột tại vị trí niêm mạc dạ dày gây ra các cơn đau bụng, ợ hơi, ợ chua rất khó chịu cho người bệnh, thậm chí là đau dạ dày dữ dội cần nhập viện. Vậy cần phải làm gì khi có triệu chứng đau dạ dày cấp?

1. Đau dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp hay đau dạ dày cấp bệnh lý đường tiêu hóa tương đối phổ biến có thể do nhiễm hoặc không nhiễm vi khuẩn H. Pylori. Các niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét bất thường, ngày càng lan rộng và ăn sâu khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày cấp tính như:

  • Vi khuẩn H. Pylori làm bảo mòn lớp nhầy niêm mạc dạ dày, phá hủy lớp bảo vệ và để lộ các lớp bên dưới gây ra ổ viêm loét gây đau
  • Uống quá nhiều rượu bia, lạm dụng thức uống có cồn
  • Tác dụng phụ các thuốc kháng sinh, kháng viêm, corticoid hoặc NSAIDs
  • Ăn uống không điều độ, sinh hoạt thiếu lành mạnh
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Stress, căng thẳng kéo dài
Đau dạ dày cấp tính là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến
Đau dạ dày cấp tính là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến

2. Đau dạ dày cấp tính biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện đau dạ dày cấp gồm có:

  • Đau bụng thượng vị: là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh đau dạ dày gặp phải, thường xuất hiện sau khi ăn do tác động của thức ăn lên phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc cũng có thể lúc đói do dạ dày tiết dịch vị quá mức. Người bệnh đặc biệt đau vào lúc nửa đêm và gần sáng, ảnh hưởng rất nhiều tới học tập và công việc, gây thiếu ngủ
  • Buồn nôn: cảm giác buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn cũng là triệu chứng của đau dạ dày cấp có thể gây sụt cân, mệt mỏi, mất nước kéo dài. Các rối loạn tiêu hóa kèm theo có thể là ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng, chán ăn.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là triệu chứng cấp tính của đau dạ dày khi bệnh lý này tiến triển nghiêm trọng khiến người bệnh đau dạ dày dữ dội, đau từng cơn kéo dài, đặc biệt khi ăn đồ chua, cay nóng. Người bệnh có thể đi cầu phân đen hoặc đỏ tươi hoặc nôn ra máu.
  • Các triệu chứng toàn thân có thể gặp: sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, giảm khẩu vị, no quá nhanh sau khi ăn
Khi bị đau bụng giống với triệu chứng đau dạ dày cấp cần đi khám ngay
Khi bị đau bụng giống với triệu chứng đau dạ dày cấp cần đi khám ngay

3. Làm gì khi có triệu chứng đau dạ dày cấp?

Ngay khi có sự xuất hiện của cơn đau tức bụng vùng thượng vị lần đầu tiên hoặc đã có từ trước tương đồng với một đặc điểm của cơn đau dạ dày cấp thì người bệnh nên chủ động đi khám ngay và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Các phương pháp xử trí đầu tiên khi bị đau dạ dày gồm:

  • Giảm đau
  • Chống tình trạng xuất tiết dịch vị: có thể dùng thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Chống viêm
  • Chống nôn

Sau đó cần tìm căn nguyên gây bệnh để giải quyết triệt để vấn đề đau dạ dày. Đa phần các trường hợp đau dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. Pylori cần được chẩn đoán thông qua nội soi sinh thiết hoặc test hơi thở. Ngoài ra, nếu đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm cần thực hiện rửa dạ dày càng sớm càng tốt, có thể dùng kháng sinh phù hợp nếu nguyên nhân gây ngộ độc do vi khuẩn. Các trường hợp đau dạ dày còn lại có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài gây nên. Bạn không nên chỉ tới lúc có biểu hiện đau dạ dày cấp đầu tiên mà cần thực hiện thay đổi lối sống hàng ngày để đạt hiệu quả trước các cơn đau dạ dày:

  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia
  • Bỏ hút thuốc lá, không dùng chất kích thích
  • Hạn chế căng thẳng, giải tỏa stress, nghỉ ngơi hợp lý
  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân
  • Ăn uống hợp vệ sinh, thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tránh ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, chua chay hoặc dễ gây kích ứng bao tử
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ
  • Ăn nhiều bữa trong ngày với một lượng thức ăn phù hợp
  • Tích cực bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối, nước dừasữa chua, rau củ, gừng, ngũ cốc
  • Vận động thể chất hàng ngày

Nhìn chung, cơn đau dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào, vì vậy bạn không nên chủ quan mà cần tìm và nhận diện các triệu chứng đau dạ dày càng sớm càng tốt. Khi đã nhận biết được một cơn đau dạ dày cấp thì việc được thăm khám sớm cũng như sự tư vấn cải thiện chế độ ăn, chế độ sinh hoạt tốt hơn chắc chắn là việc làm tích cực để cải thiện các cơn đau dạ dày. Với những người bệnh bị đau dạ dày nghiêm trọng, gây mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống có thể lựa chọn phương pháp Truyền giảm đau dạ dày với thành phần chính là hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc. Phương pháp truyền giảm đau này này đã được nghiên cứu và chứng minh theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Các vi chất trong gói truyền giảm đau dạ dày không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất, hình thành lớp bảo vệ niêm mạc, tránh viêm dạ dày, giảm đau dạ dày hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, không còn bị ám ảnh bởi những cơn đau do căn bệnh này gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Các triệu chứng đau bao tử nặng

Các triệu chứng đau bao tử nặng

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày được không?

Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày được không?

27

Bài viết hữu ích?