Zalo

Các triệu chứng đau bao tử nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày, hay còn được người dân gọi là đau bao tử, là một tình trạng sức khỏe phổ biến. Các triệu chứng đau bao tử nặng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, do đó chúng ta cần chủ động tìm hiểu để nhận biết kịp thời và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. Vậy các biểu hiện đau bao tử nặng là gì và xử trí như thế nào?

1. Các triệu chứng đau bao tử nặng

Dạ dày bị tổn thương sẽ gây đau đớn khó chịu cho người bệnh, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và thường gặp nhất là viêm loét dạ dày. Triệu chứng của đau dạ dày có đặc điểm là dễ tái phát, mức độ thường âm ỉ và dẫn đến cảm giác rất khó chịu. Những biểu hiện của đau dạ dày có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt sau khi ăn quá no hoặc ngược lại khi quá đói, đôi khi lại do căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Hầu hết biểu hiện đau bao tử đều rất điển hình và rõ rệt, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp tiến triển âm thầm nên dẫn đến tâm lý chủ quan và nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh. Nếu nghi ngờ mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân hãy tự kiểm tra bản thân xem có những triệu chứng đau bao tử nặng điển hình như sau hay không:

1.1. Đau vùng trên rốn (thượng vị)

Đây là biểu hiện đau bao tử đặc trưng nhất với đặc điểm âm ỉ, cảm giác nóng rát và hơi tức vùng trên rốn. Vị trí đặc hiệu nhất của đau dạ dày là vùng thượng vị (trên rốn), tuy nhiên đôi khi cơn đau lan lên cả vùng ngực hoặc ra sau lưng. Biểu hiện của đau dạ dày vùng thượng vị thường xảy ra cấp tính, cụ thể hơn là xuất hiện từng đợt kéo dài 1-2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt đau cấp tính sau tiếp diễn. Tuy nhiên, triệu chứng đau thượng vị do bệnh dạ dày có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó bệnh nhân cần phân biệt bằng những đặc điểm sau:

  • Biểu hiện đau bao tử thường có tính chu kỳ và liên quan đến bữa ăn (đau sau khi ăn quá no hoặc khi quá đói);
  • Đau thượng vị do ung thư dạ dày không có tính chu kỳ, thường kéo dài liên tục thay vì khởi phát từng đợt;
  • Đau thượng vị do loét tá tràng xuất hiện khi đói và giảm dần sau khi ăn.

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng đau thượng vị sẽ rất khó xác định do nguyên nhân đau bao tử hay do các bệnh lý tiêu hóa khác. Vì thế bệnh nhân cần kết hợp với các triệu chứng khác, thậm chí là dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Biểu hiện đau bao tử thường có tính chu kỳ và liên quan đến bữa ăn
Biểu hiện đau bao tử thường có tính chu kỳ và liên quan đến bữa ăn

1.2. Ăn uống kém

Triệu chứng đau bao tử nặng đa phần khiến người bệnh chán ăn, ăn uống kém đi do thức ăn không tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, bệnh nhân đau bao tử rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng và có cảm giác khó chịu ở bụng. Do đó khiến họ không muốn ăn và không thèm ăn, kết hợp với việc đau thượng vị sau khi ăn khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

1.3. Buồn nôn, nôn ói

Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau bao tử mà các do các bệnh lý khác như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày… Tình trạng buồn nôn và nôn ói nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khẩu vị, cảm giác ăn uống và cả sức khỏe tổng thể của người bệnh.

1.4. Ợ hơi

Ợ hơi là một trong các triệu chứng đau bao tử nặng hay gặp, thường kèm theo ợ chua và đau thượng vị.

1.5. Xuất huyết máu tiêu hóa

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng rất dễ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa với những biểu hiện dễ nhận biết như nôn ra máu tươi hoặc nôn dịch đen lẫn thức ăn kèm đi tiêu phân máu đỏ tươi hoặc phân đen. Những trường hợp nặng còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như thiếu máu, hoa mắt, choáng váng và thậm chí là tụt huyết áp. Khi có triệu chứng đau bao tử nặng kèm chảy máu tiêu hóa, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị vì đây là tình trạng rất nghiêm trọng, có nguy cơ sốc và đe dọa đến tính mạng trong thời gian ngắn.

2. Những biểu hiện đau bao tử cần đặc biệt chú ý

Người bệnh không nên chủ quan với một số triệu chứng của đau dạ dày nặng như sau:

  • Đau bụng trên rốn kèm theo chướng bụng, buồn nôn, nôn ói dữ dội và ợ hơi liên tục;
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không thèm ăn và sụt cân;
  • Khó ăn, nuốt khó, nuốt vướng kèm trào ngược dạ dày thực quản gây nóng rát vùng cổ/ngực/họng;
  • Nôn máu, đặc biệt là máu đỏ tươi, kèm tiêu phân máu hoặc phân đen.

Trên đây là những biểu hiện của đau dạ dày nặng và cảnh bảo nhiều nguy cơ sức khỏe. Bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Để tránh các triệu chứng đau bao tử nặng hơn, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt
Để tránh các triệu chứng đau bao tử nặng hơn, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt

3. Xử trí khi có triệu chứng đau bao tử nặng

Như đã đề cập, khi xuất hiện những biểu hiện của đau dạ dày nặng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp kịp thời. Nếu được chẩn đoán xác định là đau dạ dày, người bệnh sẽ được áp dụng phác đồ điều trị tích cực nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Bên cạnh điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh còn có thể áp dụng thêm một số mẹo để giảm các biểu hiện đau bao tử như chườm nóng, massage bụng, uống sữa ấm, sử dụng nghệ mật ong hoặc tiêu thụ thức ăn dễ tiêu… Theo bác sĩ, khi nhận biết sớm các triệu chứng sẽ hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp điều trị, từ đó mang lại nhiều lợi ích như điều trị đơn giản, hiệu quả cao và nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm chi phí. Tùy theo nguyên nhân gây tổn thương dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định chính xác hơn. Thông thường, bệnh nhân có các biểu hiện đau bao tử cần phải tiến hành nội soi dạ dày, sinh thiết và kiểm tra có khuẩn vi khuẩn HP không. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp, thường là phác đồ kết hợp kháng sinh với các thuốc chống tiết acid dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc. Bên cạnh đó, để tránh các triệu chứng đau bao tử nặng hơn, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt. Trong đó nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, giàu các loại vitamin và chất xơ để cải thiện chức năng dạ dày ruột và tăng cường đề kháng. Đồng thời không lạm dụng chất kích thích, tránh các món ăn cay nóng hay thực phẩm quá cứng, kết hợp chế độ luyện tập thể thao thường xuyên để cơ thể dẻo dai và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân có biểu hiện của đau dạ dày có thể áp dụng một số mẹo để kiểm soát bệnh tốt hơn:

  • Chườm nóng bằng nước ấm hoặc muối rang nóng giúp cơn đau thượng vị giảm đi nhanh chóng;
  • Massage bụng, cụ thể là xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, giúp biểu hiện đau trên rốn, đầy hơi và khó tiêu được cải thiện nhanh chóng;
  • Ăn bánh mì, bánh quy: Không chỉ khi đau dạ dày, bình thường người bệnh cũng nên ăn một lát bánh mì nhỏ giữa các bữa ăn hoặc trong bữa ăn chính để giảm hoạt động của acid dạ dày, từ đó giảm triệu chứng của đau dạ dày;
  • Uống sữa ấm: Sữa ấm rất tốt cho người bệnh đau bao tử, đặc biệt khi xuất hiện cơn đau thượng vị. Khi vào dạ dày, sữa sẽ hình thành một lớp bảo vệ tự nhiên cho niêm mạc, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Với những người bệnh đau bao tử làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì có thể lựa chọn phương pháp Truyền giảm đau dạ dày với hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc. Các vi chất này giúp cung cấp dưỡng chất, hình thành lớp bảo vệ niêm mạc, tránh viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày được không?

Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày được không?

75

Bài viết hữu ích?