Zalo

Đau âm ỉ - đặc trưng của cơn đau dạ dày

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương thường do viêm loét dạ dày gây ra. Bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau dạ dày âm ỉ vô cùng khó chịu, đau kể cả lúc ăn quá no hoặc quá đói. Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

1. Cơn đau dạ dày là đau ở vị trí nào?

Chúng ta hay có thói quen mỗi khi đau bụng nhiều thường cho rằng đây là cơn đau dạ dày. Nhưng trên thực tế bên trong ổ bụng của chúng ta còn có rất nhiều cơ quan, do đó khi đau vùng bụng có thể xuất phát từ nhiều cơ quan khác nhau bao gồm cả các cơ quan của hệ tiêu hóa, ruột thừa, động mạch chủ đi thẳng từ ngực xuống bụng… Ngược lại khi dạ dày bị tổn thương cũng có thể xảy ra cơn đau bụng ở các vị trí khác nhau, nhưng vị trí thường gặp nhất của cơn đau dạ dày là đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, dưới xương ức). Người bệnh sẽ có các cơn đau dạ dày âm ỉ, bụng bị căng tức vô cùng khó chịu, thậm chí đau dạ dày kéo dài có thể lan đến vùng lưng sau và vùng ngực.

Trong trường hợp bệnh nhân đau bụng ở giữa vùng bụng, xung quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý khác nhau không riêng gì bệnh dạ dày, do vùng bụng này chứa rất nhiều cơ quan nội tạng khác nhau. Lúc này phán đoán nguyên nhân gây đau sẽ dựa vào các triệu chứng đi kèm. Đau dạ dày nếu xảy ra ở vùng bụng giữa thường là đau âm ỉ kèm triệu chứng ợ chua, khó tiêu, đầy bụng… khi cơn đau có xu hướng tăng dần, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám chuẩn xác nhất và tìm nguyên nhân cơn đau. Trên thực tế lâm sàng, ngoài vị trí đau bụng vùng thượng vị điển hình thường thấy ở cơn đau dạ dày, nhiều người thi thoảng còn bị đau dạ dày nhưng vị trí khác, họ mô tả cơn đau bụng ở trên bên trái, đau khi bụng đói, đau rất âm ỉ, kéo dài từng cơn và vô cùng khó chịu, thậm chí có người còn bị đau một cách dữ dội và liên tục trong một khoảng thời gian. Một vị trí khác của cơn đau dạ dày có thể gặp phải là ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt người bệnh đau dạ dày ở vị trí này thường bị đau khi đói, ăn vào sẽ đỡ đau nhưng lại xuất hiện cảm giác tức bụng, nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Đau bụng vùng thượng vị điển hình thường thấy ở cơn đau dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị điển hình thường thấy ở cơn đau dạ dày

2. Các dấu hiệu nhận biết cơn đau dạ dày

Có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Đau thượng vị: biểu hiện hay gặp nhất khi đau dạ dày, đây là dấu hiệu thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày – tá tràng. Lúc này vùng thượng vị của người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, đau rát bỏng, đau nóng, đau âm ỉ kéo dài một đến hai tuần và tái đi tái lại, có thể đau lan lên ngực hay lan ra sau lưng…
  • Đau dạ dày thường có chu kỳ và đau liên quan đến bữa ăn (ăn quá no, quá đói…). Nếu người bệnh bị viêm dạ dày, ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý khác có thể sẽ đau âm ỉ cả ngày.
  • Đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu, đầy hơi, chướng bụng khó chịu do thức ăn không được tiêu hóa tốt, từ đó khiến bệnh nhân cũng không muốn ăn và không thèm ăn.
  • Ợ chua, ợ nóng: khi bị bệnh dạ dày, các chức năng kém đi dẫn đến rối loạn vận động dạ dày, thức ăn khó lên men và gây ợ chua, ợ nóng. Bệnh nhân có cảm giác nóng đốt ở vùng xương ức giữa ngực, đôi khi nóng đốt ở vùng cổ họng, có vị nóng, đắng hoặc vị mặn cuống họng do dịch acid trào ngược;
  • Cảm giác thức ăn bị nghẹn bên trong ngực hoặc cổ họng…
  • Buồn nôn, nôn: không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau dạ dày mà bệnh nhân xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, loét dạ dày… cũng gặp phải. Buồn nôn là cảm giác người bệnh muốn nôn nhưng không nôn ra được gây ảnh hưởng nhiều đến khẩu vị, ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.
  • Đại tiện ra máu: biểu hiện phân đen hoặc phân có máu đỏ tươi… cho thấy người bệnh đang bị xuất huyết tiêu hóa, đây có thể là một triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Chẩn đoán cơn đau dạ dày sớm là bước quan trọng để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Chẩn đoán cơn đau dạ dày sớm là bước quan trọng để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

3. Khi nào đau dạ dày quá nên khám bác sĩ?

  • Nên đi khám đau dạ dày nếu tình trạng đau thường xuyên xảy ra và đau dạ dày kéo dài hơn 2 tuần, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị phù hợp để nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái phát.
  • Nếu nghi ngờ bệnh nhân đau dạ dày kéo dài có liên quan đến khuẩn HP, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn trong dạ dày, bên cạnh đó bệnh nhân cũng được chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, nội soi xác định vị trí và mức độ tổn thương bên trong dạ dày.

Chẩn đoán bệnh sớm là bước quan trọng để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn, tránh tình trạng tái phát, giúp người bệnh nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của họ. Với những người bệnh bị đau dạ dày nghiêm trọng, gây mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống có thể lựa chọn phương pháp Truyền giảm đau dạ dày với thành phần chính là hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc. Phương pháp truyền giảm đau này này đã được nghiên cứu và chứng minh theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Các vi chất trong gói truyền giảm đau dạ dày không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất, hình thành lớp bảo vệ niêm mạc, tránh viêm dạ dày, giảm đau dạ dày hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, không còn bị ám ảnh bởi những cơn đau do căn bệnh này gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Các triệu chứng đau bao tử nặng

Các triệu chứng đau bao tử nặng

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

Đang cho con bú bị đau dạ dày, phải làm thế nào?

38

Bài viết hữu ích?