Zalo

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày là 1 bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng tăng nhanh. Đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như trướng bụng, khó tiêu và đầy hơi… Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau dạ dày buồn nôn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không?

1. Đau dạ dày buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau dạ dày thực chất là tình trạng dạ dày bị tổn thương, làm xuất hiện những cơn đau, kèm theo các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi… khiến cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Tình trạng đau dạ dày thường gặp tại 3 vị trí:

  • Đau thượng vị: Ở dưới xương ức và phía trên rốn với cảm giác đau nhức mức độ và tần suất khác nhau. Các cơn đau thường âm ỉ kéo dài, có khi lại trở nên vô cùng dữ dội, thậm chí còn lan sang phía sau lưng và ngực.
  • Đau bụng giữa: Khu vực xung quanh rốn, đây là vị trí chứa rất nhiều cơ quan nội tạng, vì vậy rất khó để có thể phát hiện nguyên nhân có phải do dạ dày hay không. Dạ dày đau nhiều xảy ra ở vùng bụng giữa thường có tính chất âm ỉ, đau quặn thắt. và có xu hướng lan sang vùng bụng bên phải. Người bệnh thường kèm theo chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua và buồn nôn...
  • Đau bụng phía bên trái: Đau mỗi khi đói, kèm theo nóng bụng, tức bụng, đầy hơi và khó tiêu.

Hiện tượng đau bụng buồn nôn hay đau dạ dày buồn nôn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng co thắt… Mỗi bệnh lý ngoài triệu chứng đau bụng buồn nôn còn kèm theo một số dấu hiệu nhận biết như sau:

1.1. Viêm loét dạ dày tá tràng với dạ dày đau nhiều kèm buồn nôn

Đây là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm và loét làm lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày, tá tràng. Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gồm có đau bụng buồn nôn kèm theo:

  • Đau thượng vị;
  • Đau lúc đói, đau sau 2-3 giờ, tăng về đêm;
  • Đầy bụng, chướng bụng
  • Ợ hơi/chua;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân.

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ gây tổn thương mãn tính, khó trị khỏi hoàn toàn, ngoài ra còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, thủng tá tràng, xuất huyết tiêu hóa trên và hẹp môn vị…

Đau thượng vị kèm buồn nôn là biểu hiện rất thường gặp
Đau thượng vị kèm buồn nôn là biểu hiện rất thường gặp

1.2. Trào ngược dạ dày thực quản gây đau dạ dày buồn nôn

Đây là tình trạng trào ngược từng lúc hay trào ngược thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, gây tổn thương thực quản, thanh quản, miệng… với biểu hiện đau bụng buồn nôn và:

  • Ợ hơi, ợ chua;
  • Khó nuốt;
  • Khàn giọng, ho;
  • Tiết nhiều nước bọt.

Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời niêm mạc thực quản sẽ bị ăn mòn, do thực quản không có cơ chế tự bảo vệ acid dạ dày. Niêm mạc thực quản tổn thương gây viêm loét, phù nề, xơ sẹo và dính thực quản.

1.3. Viêm đại tràng co thắt gây đau bụng buồn nôn

Bệnh còn có tên khác là hội chứng ruột kích thích xảy ra khi đại tràng bị rối loạn cơ năng nhưng không xuất hiện tình trạng tổn thương về thực thể, sinh hóa hay giải phẫu. Bệnh có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần với biểu hiện khá đa dạng, mức độ từ nhẹ đến nặng, dai dẳng như: Đau bụng, đau dạ dày chóng mặt buồn nôn, đi ngoài có máu, mất ngủ, tim đập nhanh và hồi hộp…

1.4. Ung thư dạ dày

Bệnh xảy ra khi các tế bào dạ dày phát triển đột biến, mất kiểm soát, xâm lấn đến hệ thống bạch huyết và hình thành khối u. Ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tuy nhiên ở giai đoạn đầu bệnh thường không có những biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng của bệnh gần giống với các bệnh lý dạ dày khác như đau dạ dày buồn nôn... Hầu hết bệnh chỉ được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn.

1.5. Viêm tụy cấp

Đây là tình trạng viêm sưng và tổn thương mô tụy, gây rối loạn chức năng tụy, gồm cả chức năng nội tiết và chức năng tiêu hóa. Bệnh xảy ra đột ngột, khó dự đoán với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm những cơn đau dữ dội, đột ngột đau thượng vị, nôn, buồn nôn, chướng bụng, bí trung tiện và sốt.

1.6 Sỏi mật

Sỏi mật là tình trạng lắng đọng bất thường của dịch mật tạo nên hạt cứng hoặc dạng nhầy như bùn. Nguyên nhân gây sỏi mật chủ yếu do rối loạn chuyển hóa làm thay đổi sắc tố mật, cholesterol và muối mật…  không có triệu chứng rõ rệt bệnh thường được phát hiện thông qua quá trình thăm khám sức khỏe tổng quát, siêu âm ổ bụng. Những biểu hiện đặc trưng là đau bụng buồn nôn dữ dội, rối Nếu không điều trị đúng và kịp thời, sỏi mật có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm đường mật và ung thư…

1.7. Đau dạ dày buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng chỉ định, quá lạm dụng sẽ gây ức chế hệ thống vi sinh dạ dày, ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết dịch vị, dẫn đến đau bụng buồn nôn, xuất huyết, viêm loét và đau dạ dày… Một số nhóm thuốc có gây đau dạ dày có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng viêm non-steroid: Aspirin, Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac, Celecoxib…
  • Thuốc corticoid: Hydrocortisone, Betamethasone…
Đau bụng buồn nôn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Đau bụng buồn nôn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

1.8. Đau dạ dày chóng mặt buồn nôn do dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm khiến cơ thể hiểu nhầm thức ăn là dị nguyên, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng như đau bụng buồn nôn và chóng mặt…

1.9. Đau bụng buồn nôn do căng thẳng kéo dài

Tình trạng căng thẳng quá mức gây tác động xấu đến hệ thần kinh ở đường tiêu hóa, làm giảm khả năng co bóp, mất cân bằng dịch vị khiến niêm mạc dạ dày viêm loét.

1.10. Đau dạ dày buồn nôn do mang thai

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng buồn nôn là dấu hiệu mang thai, lúc này nồng độ hormone Estrogen, Progesterone, HCG, HPL bị thay đổi khiến cơ vòng thực quản dưới phát triển, dẫn đến quá trình tiêu hóa bị ngăn cản gây đau thượng vị kèm buồn nôn và chóng mặt.

2. Phải làm gì khi bị đau dạ dày buồn nôn?

Có thể thấy, tình trạng đau bụng buồn nôn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác người bệnh nên đi thăm khám để tìm được chẩn đoán chuẩn nhất và có biện pháp điều trị phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Người bệnh không nên tự phán đoán bệnh và tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị bệnh. Trong trường hợp muốn giảm nhanh các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra thì người bệnh có thể sử dụng liệu pháp truyền giảm đau dạ dày. Đây là phương pháp phục hồi sức khỏe từ cấp độ tế bào đang được đánh giá rất cao. Bằng sự kết hợp của các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, dịch truyền tĩnh mạch giảm đau dạ dày sẽ giúp người bệnh giảm đau, chống co thắt, giảm buồn nôn và đồng thời bù nước và chất điện giải. Nhờ đó các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày sút cân có nguy hiểm?

Đau dạ dày sút cân có nguy hiểm?

19

Bài viết hữu ích?