Zalo

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày. Một số bệnh nhân than phiền khi đau dạ dày lại kèm theo đau lưng và thắc mắc không rõ nguyên nhân do đâu. Vậy đau dạ dày có gây đau lưng không và nên xử trí như thế nào?

1. Đau dạ dày có gây đau lưng không?

Viêm loét dạ dày là 1 trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là ở người trưởng thành. Trong số các triệu chứng của viêm loét dạ dày, đau thượng vị kèm nóng rát sau xương ức là dấu hiệu phổ biến và đặc hiệu nhất. Đặc biệt với thể viêm loét dạ dày trào ngược, khi dịch acid từ dạ dày đi lên thực quản sẽ khiến bệnh nhân đau dạ dày xuyên qua lưng, kèm theo đó là những biểu hiện do rối loạn cơ thắt thực quản như khó nuốt, buồn nôn hay ợ chua. Với triệu chứng đau dạ dày đơn thuần, tính chất cơn đau thường theo chu kỳ hoặc không, vị trí ở thượng vị (trên rốn và dưới mũi xương ức), có xu hướng lan lên trên hoặc sang trái, đặc biệt đau tăng lên sau khi ăn.

Một số trường hợp viêm loét dạ dày trào ngược thì bệnh nhân sẽ bị đau dạ dày kèm đau lưng, và dẫn đến chẩn đoán nhầm lẫn với những tình trạng bệnh lý khác. Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến bệnh nhân đau dạ dày xuyên qua lưng là do acid clohydric trong dịch dạ dày gây kích ứng và phá hủy những sợi thần kinh ở lưng và ngực, từ đó dẫn đến cảm giác đau ở những vị trí này. Tình trạng đau lưng ở bệnh nhân đau dạ dày đôi khi kéo dài lên đến vài tiếng đồng hồ với mức độ nghiêm trọng thay đổi trong từng trường hợp cụ thể. Mặc dù tình trạng đau lưng do viêm loét dạ dày trào ngược không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp điều trị và để kéo dài sẽ dễ dẫn đến tổn thương phần mềm thứ phát. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau dạ dày kèm đau lưng là tư thế ngủ. Thông thường, bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược có xu hướng ngủ đầu cao để tránh tình trạng acid trào ngược lên thực quản, khi đó lượng acid sẽ tập trung nhiều hơn ở mặt sau dạ dày và gây kích ứng đến các dây thần kinh gây đau nhiều hơn.

Tình trạng đau lưng ở bệnh nhân đau dạ dày đôi khi kéo dài lên đến vài tiếng đồng hồ
Tình trạng đau lưng ở bệnh nhân đau dạ dày đôi khi kéo dài lên đến vài tiếng đồng hồ

Ngoài triệu chứng đau dạ dày xuyên qua lưng, bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược còn biểu hiện những triệu chứng khác như sau:

  • Buồn nôn, nôn ói: Do niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, kết hợp với hiện tượng trào ngược acid lên thực quản sẽ khiến người bệnh rất dễ bị buồn nôn, nôn ói, ợ chua và ợ hơi…;
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi và đôi khi khó thở: Acid dạ dày và thức ăn thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến bệnh nhân ăn uống không được, từ đó dẫn đến mệt mỏi, thậm chí dịch acid còn xâm nhập vào đường hô hấp và khiến người bệnh có cảm giác khó thở;
  • Nôn máu, tiêu phân đen: Khi ổ loét niêm mạc dạ dày diễn tiến nặng hơn đến xuất huyết, bệnh nhân sẽ đi ngoài phân đen, mùi thối khắm kèm nôn máu/dịch đen. Đây là triệu chứng cảnh báo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày, đòi hỏi bệnh nhân phải được đến cấp cứu khẩn cấp;
  • Gầy, giảm cân đột ngột: Đau dạ dày kèm đau lưng và các triệu chứng khác kéo dài thường xuyên khiến bệnh nhân ăn uống kém, ăn không ngon và thiếu dưỡng chất cần thiết. Hệ quả là hiện tượng gầy sút, giảm cân đột ngột. Bên cạnh đó, tình trạng sụt cân đôi khi còn cảnh báo một biến chứng rất nghiêm trọng là ung thư dạ dày.

2. Làm gì khi bị đau dạ dày xuyên qua lưng?

Đau dạ dày kèm đau lưng là biểu hiện phổ biến của bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược. Bên cạnh các biện pháp điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, thói quen sinh hoạt/tập luyện khoa học và đôi khi sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để kiểm soát bệnh một cách toàn diện.

2.1. Đau dạ dày xuyên qua lưng nên ăn gì?

Một số thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày trào ngược, đặc biệt là tình trạng đau dạ dày kèm đau lưng, cụ thể như sau:

  • Trái cây tươi: Bệnh nhân đau dạ dày kèm đau lưng có thể tăng cường bổ sung các loại trái cây không chứa acid nhằm bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa (như chất xơ và kali). Một số loại trái cây có thể lựa chọn bao gồm táo, chuối và dưa hấu…;
  • Rau củ: Các loại rau củ có ưu điểm là ít chất béo, ít đường và giàu chất xơ rất tốt cho cơ quan tiêu hóa. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể tăng cường bổ sung các loại rau củ như đậu cô ve, súp lơ xanh/trắng, măng tây, khoai tây, dưa chuột… để kiểm soát tình trạng các triệu chứng;
  • Thịt nạc: Thịt gà, thịt heo hay thịt bò khi đã lọc bỏ da và mỡ thường chứa rất ít chất béo nên được xem là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược. Thành phần protein từ thịt rất dễ tiêu hóa nên không lo gây khó tiêu hay ợ nóng mà còn giúp cơ thể tăng cơ bắp;
  • Các loại cá: Nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể từ các loại cá, đặc biệt là không có chất béo xấu, là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Trong số đó có thể kể đến như cá hồi, cá chép và cá ngừ…;
  • Sữa chua: Thành phần giàu protein và probiotic có lợi cho hệ dạ dày và đường ruột, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức đề kháng.

2.2. Đau dạ dày xuyên qua lưng kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm cay nóng: Các món ăn cay, nóng hoặc chứa nhiều tỏi có thể kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản và làm nặng thêm các triệu chứng như đau dạ dày, đau lưng, ợ chua, ợ nóng và buồn nôn;
  • Thức uống có ga: Như soda hay bia khi sử dụng sẽ gây tích tụ hơi trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược acid lên thực quản. Bên cạnh đó, những thức uống chứa caffeine hay cồn cũng có nguy cơ tương tự nên bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược nên cân nhắc tránh dùng;
  • Thức ăn có tính acid: Nhóm thực phẩm này khiến bệnh trào ngược dạ dày nặng thêm, do đó bệnh nhân đau dạ dày xuyên qua lưng cần tránh, có thể kể đến như cam, chanh.

2.3. Tập luyện giúp giảm dạ dày và đau lưng

Một số hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp bệnh nhân viêm dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, qua đó hạn chế tình trạng trào ngược acid và giảm đau lưng. Ngoài ra, chế độ vận động phù hợp còn giúp bệnh nhân duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế tạo áp lực lên thượng vị và vùng lưng. Các bài tập bệnh nhân đau dạ dày kèm đau lưng có thể tham gia là đi bộ, chạy bộ hoặc tập yoga.

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày
Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày

2.4. Sử dụng thảo dược

Một số loại thảo dược có thể giúp bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược giảm nhẹ tình trạng đau dạ dày xuyên qua lưng và các triệu chứng khác. Bệnh nhân có thể tham khảo những loại sau:

  • Nghệ và mật ong: 2 vị thuốc này thường được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân viêm dạ dày thì chúng còn hỗ trợ tình trạng trào ngược acid rất hiệu quả khi vừa bảo vệ niêm mạc, vừa tiêu diệt vi khuẩn gây hại và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn;
  • Gừng: Bản chất là một chất chống viêm tự nhiên, do đó thường được dùng để giảm nhẹ triệu chứng các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày trào ngược. Vậy nên bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày kèm đau lưng bằng gừng;
  • Cây thì là: Loại cây này được đánh giá là hỗ trợ hệ tiêu hóa khá tốt. Do đó bệnh nhân có thể bổ sung loại thì là để kiểm soát triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày trào ngược như đau bụng, đau lưng, ợ hơi, ợ chua…;
  • Trà hoa cúc: Loại trà thảo mộc này có thể ngăn chặn hiện tượng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản và điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác. Bệnh nhân chỉ cầm ngâm hoa cúc vào ly nước nóng là đã có một thức uống vừa thanh mát vừa tốt cho dạ dày.

Đau dạ dày là bệnh lý dễ mắc nhưng lại khó chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, để thoát khỏi sự khó chịu do triệu chứng của bệnh gây ra thì người bệnh có thể sử dụng liệu pháp truyền giảm đau dạ dày. Đây là giải pháp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào đang được nhiều người lựa chọn. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách truyền hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch, qua đó giúp người bệnh đau dạ dày giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Trước khi tiến hành truyền giảm đau dạ dày, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm để đánh giá chuẩn xác tình trạng sức khỏe hiện nay và có phác đồ truyền hợp lý.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
xem thêm
Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Các triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP

Các triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP

92

Bài viết hữu ích?