Trong số các bệnh lý tiêu hóa thường gặp thì viêm loét dạ dày phổ biến hơn cả. Bệnh lý này có nhiều mức độ với những tác động đến sức khỏe khác nhau. Do đó, nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không và cần khắc phục như thế nào?
1. Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không? Vì sao?
Trước khi xác định mức độ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày mức độ nặng, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược những triệu chứng của căn bệnh này. Theo đó, viêm loét dạ dày thường biểu hiện những triệu chứng sau:
Đau bụng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi ức): Mức độ đau bụng ở mỗi người bệnh viêm loét dạ dày sẽ khác nhau, có người đau âm ỉ, trong khi người khác lại đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn… Nhìn chung, tình trạng đau thượng vị thường xảy ra sau khi ăn no, đôi khi đau dữ dội khiến bệnh nhân quằn quại. Đặc biệt đau do loét dạ dày sẽ có tính chất chu kỳ, thường cơn đau sẽ kéo dài 2-8 tuần, sau đó giảm dần dù có điều trị hay không và sau đó rất dễ tái phát;
Ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát thượng vị: Ợ hơi là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày thời kỳ đầu, xảy ra do hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn thay vì thoát ra theo đường hậu môn lại thoát ra qua đường miệng. Đồng thời, bệnh nhân viêm loét dạ dày thường tăng tiết acid, qua đó tăng nguy cơ trào ngược lên thực quản và khiến bệnh nhân có triệu chứng ợ chua và nóng rát vùng thượng vị cũng như vùng ngực sau xương ức;
Buồn nôn, nôn ói: Đặc biệt tăng lên sau khi ăn xong, thậm chí có bệnh nhân viêm loét dạ dày còn nôn cả thức ăn của ngày hôm trước và nghiêm trọng hơn là nôn ra máu;
Chán ăn, gầy, sụt cân: Niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn, dẫn đến biểu hiện đầy hơi, chướng bụng và ăn khó tiêu. Lâu dài sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và hệ quả đương nhiên là gầy, sụt cân;
Rối loạn tiêu hóa: Mặc dù không điển hình nhưng bệnh nhân viêm loét dạ dày đôi khi đi ngoài phân sống, có khi nát, có khi lỏng hoặc ngược lại táo bón, phân rắn như phân dê…
Để trả lời cho câu hỏi “viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?”, chúng ta cần hiểu về những biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý này, bao gồm:
Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày nặng và kéo dài khiến lớp niêm mạc bị phù nề, thậm chí loạn sản và dẫn đến hẹp môn vị. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng kèm nôn ói dữ dội sau ăn, đôi khi dịch nôn có mùi hôi thối khó chịu;
Xuất huyết tiêu hóa: Viêm loét dạ dày nặng khiến các tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, ăn sâu hơn và tác động khiến mạch máu bị vỡ, từ đó dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên với biểu hiện nôn máu và đi tiêu phân đen. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất máu và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời;
Thủng dạ dày: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của tình trạng viêm loét dạ dày nặng, biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Khi niêm mạc loét nặng sẽ mỏng dần và thủng, người bệnh sẽ lên cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, đau như bị dao đâm và bụng gồng cứng như gỗ. Biến chứng của thủng dạ dày là viêm phúc mạc, đòi hỏi phẫu thuật cấp cứu vì nguy cơ tử vong rất cao;
Ung thư dạ dày: Một biến chứng nguy hiểm khác của viêm loét dạ dày nặng là ung thư hóa với tỷ lệ tử vong ở mức rất cao. Biểu hiện của ung thư dạ dày thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày đơn thuần, như đau bụng âm ỉ, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, tiêu phân đen…Do đó, người bệnh thường chủ quan và đa số chỉ phát hiện ở giai đoạn muộn.
Tóm lại, viêm loét dạ dày nặng là tình trạng rất nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
2. Viêm loét dạ dày nặng phải làm sao?
2.1. Chẩn đoán sớm
Khi có những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, cụ thể như sau:
Nội soi: Đây là cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm loét dạ dày chính xác nhất, do đó được ứng dụng rất rộng rãi. Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát tình trạng niêm mạc, vị trí các ổ loét và những tổn thương kèm theo, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Những ổ loét niêm mạc nhỏ, đơn giản có thể điều trị nội khoa, tuy nhiên với những ổ loét lớn, phức tạp, lồi lõm và xơ chai nhiều thì cần kết hợp sinh thiết để loại trừ ung thư;
Xét nghiệm máu, phân: Giúp xác định tình trạng viêm loét dạ dày nặng có biến chứng xuất huyết hay chưa, đồng thời tìm hồng cầu trong phân và đánh giá chức năng các cơ quan khác trước khi can thiệp điều trị.
2.2. Điều trị kịp thời
Sử dụng thuốc:
Tây y: Một số nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày nặng bao gồm kháng sinh (khi xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori dương tính), nhóm ức chế proton/kháng thụ thể Histamin H2, nhóm trung hòa acid và nhóm tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày;
Đông y: Các loại dược tự nhiên điều trị viêm loét dạ dày có ưu điểm là khá lành tính, ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng kéo dài với hiệu quả làm lành ổ loét tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm của thảo dược là tác dụng chậm và không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H.Pylori.
Phẫu thuật điều trị loét dạ dày được chỉ định trong những trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả hoặc phẫu thuật cấp cứu khi xảy ra các biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết hay thủng dạ dày.
2.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng nên ăn:
Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi và các loại ngũ cốc;
Thực phẩm ít chất béo như các loại cá, ức gà…;
Thực phẩm giàu vitamin A, D, K, B12, các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi…
Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng không nên ăn:
Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp và món ăn chiên rán/chứa nhiều mỡ;
Trái cây nhiều acid như cam, chanh;
Thực phẩm có tính chua, cay, nóng, mặn;
Thức uống chứa cồn và các chất kích thích.
2.4. Điều chỉnh lối sống
Chế biến món ăn cần nấu chín, nấu kỹ và ưu tiên món ăn dễ tiêu hóa;
Hạn chế chế biến món ăn chế biến bằng cách chiên rán với lượng lớn dầu mỡ, thay vào đó nên luộc, hấp, ninh…;
Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa, đúng giờ và tập trung hoàn toàn khi ăn;
Chia nhỏ bữa ăn, trong đó chú ý không nên ăn quá nhiều trong cùng một bữa hoặc ngược lại không để bụng quá đói mới bắt đầu bữa ăn;
Xây dựng cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, đặc biệt hạn chế căng thẳng quá độ;
Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, trong đó chú ý không thức quá khuya;
Thay đổi chế độ vận động điều độ, ưu tiên các bài tập thể dục thể thao vừa sức nhằm nâng cao sức khỏe và tốt cho quá trình chuyển hóa.
Song song với việc điều trị viêm loét dạ dày nặng theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm liệu pháp truyền giảm đau dạ dày để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn do bệnh gây ra. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách truyền trực tiếp các vi hoạt chất quan trọng (hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc…) vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch. Sự kết hợp của các vi hoạt chất này sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm co thắt, giảm buồn nôn, trào ngược dịch vị, chống lại sự mệt mỏi và đồng thời hỗ trợ cho quá trình hồi phục sức khỏe sau cơn đau. Với truyền giảm đau dạ dày, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng và đánh giá tình trạng sức khỏe cẩn thận trước khi tư vấn liệu trình truyền. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ có được những lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi sao cho hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu