Zalo

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày là bệnh lý cực kỳ phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng với mọi lứa tuổi khác nhau. Quá trình điều trị đau dạ dày cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nhiều vấn đề và 1 trong số đó là chế độ sinh hoạt, tập luyện. Vậy đau dạ dày có nên chạy bộ không?

1. Đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc “đau dạ dày có nên tập thể dục không?”, đặc biệt là bộ môn chạy bộ, chúng ta cần có những kiến thức căn bản về căn bệnh này. Theo bác sĩ, viêm đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhất với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau gây ra. Biểu hiện đau dạ dày cũng rất đa dạng với nhiều mức độ, thông thường người bệnh sẽ có triệu chứng đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) kèm theo cảm giác nóng rát, chướng hơi, buồn nôn, nôn ói và nghiêm trọng hơn là xuất huyết các vết loét trên niêm mạc.

Do đó, nếu không được chẩn đoán sớm và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp, các triệu chứng của viêm loét dạ dày sẽ tiến triển nặng dần và từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường, bệnh nhân viêm loét dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc theo đúng phác đồ, kết hợp với điều chỉnh lối sống như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Những nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày bao gồm kháng sinh (trong trường hợp xác định nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori), nhóm chống tiết acid dạ dày (như kháng histamin H2 hoặc ức chế bơm proton), nhóm băng và bảo vệ niêm mạc dạ dày… Bên cạnh điều trị thuốc, thay đổi thói quen ăn uống và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, người bệnh viêm đau dạ dày cũng cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Về vấn đề “đau dạ dày có nên chạy bộ không?”, theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao khả năng đề kháng và chống lại các cơn đau bụng vùng thượng vị.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập luyện, người bệnh cần xác định lại mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày để lựa chọn bài tập phù hợp. Với những trường hợp viêm dạ dày ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe và hạn chế sự tái phát các triệu chứng bệnh. Với những trường hợp viêm đau dạ dày mức độ nặng, ổ loét niêm mạc tiến triển hoặc bệnh nhân đang bị xuất huyết dạ dày thì tuyệt đối không nên tập luyện thể lực với bất kỳ hình thức nào. Nguyên nhân được giải thích là khi thực hiện các động tác gắng sức sẽ khiến các tổn thương niêm mạc diễn tiến nặng hơn, thậm chí mức độ chảy máu dạ dày sẽ nghiêm trọng hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Tóm lại, với câu hỏi bệnh nhân đau dạ dày có nên chạy bộ không thì câu trả lời là có thể với điều kiện bệnh đang ổn định, đồng thời bệnh nhân phải duy trì hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong thời gian tập luyện.

Đau dạ dày có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người
Đau dạ dày có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người

2. Đau dạ dày nên tập môn gì?

Trước hết cần xác định là chế độ vận động và tập luyện thể thao có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh đau dạ dày. Theo đó, khi tình trạng viêm loét dạ dày đang tiến triển, đôi khi ổ loét đang chảy máu hoặc mức độ triệu chứng còn nhiều thì bệnh nhân chưa nên tập thể dục thể thao. Khi bệnh được kiểm soát ổn định, bệnh nhân không còn các triệu chứng (như đau bụng và rối loạn tiêu hóa), hoặc khi có bằng chứng cho thấy vết loét đã liền sẹo hoặc đã phẫu thuật giải quyết thì người bệnh nên tập thể dục để duy trì và nâng cao sức khỏe, đồng thời chống tái phát các triệu chứng. Vấn đề quan trọng tiếp theo chính là mức độ tập luyện thế nào và tập môn nào cho phù hợp. Theo các chuyên gia, những bài tập thể dục tốt cho dạ dày cần đảm bảo quy tắc đơn giản lúc mới bắt đầu, sau đó tăng dần mức độ phức tạp. Trước hết bệnh nhân cần tập thở sâu, đi bộ thư giãn, sau đó tăng dần lên các môn thể thao mức độ nhẹ và vừa sức như chạy bộ, bơi lội, đá cầu, bóng bàn, cầu lông… Tuy nhiên, với bệnh nhân đau dạ dày cần chơi thể thao 1 cách điều độ với nguyên tắc cơ bản là tăng dần thời gian chơi từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh… và tuyệt đối không chơi quá sức để cơ thể bị mệt mỏi sẽ có tác dụng ngược lại. Theo bác sĩ, danh sách những bài tập thể dục tốt cho dạ dày sẽ không bao gồm các bộ môn đòi hỏi sử dụng nhiều sức như bóng đá, cử tạ hay chạy bộ với tốc độ nhanh…, đặc biệt tuyệt đối không tham gia những bài tập tác động nặng lên cơ bụng vì rất dễ khiến dạ dày vốn đã có vấn đề lại càng bị tổn thương nặng hơn.

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc “đau dạ dày tập môn gì?” thì có thể thấy, chạy bộ là bộ môn tương đối phù hợp với bệnh nhân có vấn đề với dạ dày nhưng đang trong giai đoạn ổn định. Nhiều bệnh nhân đau dạ dày rất hào hứng với chạy bộ nhằm cải thiện sức khỏe, đồng thời duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái và ngăn các triệu chứng khó chịu quay trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo để đạt hiệu quả cao nhất bệnh nhân cần nắm những hướng dẫn để chạy bộ đúng cách nhằm hạn chế nguy cơ chấn thương và những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Danh sách những bài tập thể dục tốt cho dạ dày sẽ không bao gồm các bộ môn đòi hỏi sử dụng nhiều sức
Danh sách những bài tập thể dục tốt cho dạ dày sẽ không bao gồm các bộ môn đòi hỏi sử dụng nhiều sức

Theo bác sĩ, trước khi chạy bộ bệnh nhân cần dành khoảng 15-20 phút để thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng, qua đó giúp cơ thể được làm nóng và các nhóm cơ dẻo dai, linh hoạt hơn. Thói quen khởi động trước khi tham gia bất kỳ môn thể thao nào, bao gồm chạy bộ, sẽ giúp hiệu quả tập luyện cao hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ chuột rút hoặc xảy ra chấn thương không đáng có. Thay vì cố hết sức để chạy bộ, bệnh nhân đau dạ dày cần xây dựng chế độ chạy phù hợp với tình trạng của bản thân và quan trọng nhất là không làm ảnh hưởng đến mức độ bệnh. Với những bệnh nhân đau dạ dày mới bắt đầu chạy bộ, thời gian tập luyện mỗi ngày nên duy trì khoảng 30 phút, sau đó khi đã quen dần thì tăng thời gian chạy lên khoảng 60 phút mỗi ngày. Đặc biệt, trong quá trình chạy bộ cần chú ý bổ sung đủ nước để hạn chế tình trạng mất nước. 

Sau khi chạy bộ, bệnh nhân đau dạ dày tuyệt đối không được nằm xuống ngay lập tức, thay vào đó hãy thả lỏng cơ thể với các động tác nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút để cơ thể điều chỉnh lại nhịp thở. Nhìn chung, bệnh đau dạ dày rất khó rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh thì bạn có thể kiểm soát được những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Song song với việc điều trị đau dạ dày theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm liệu pháp truyền giảm đau dạ dày đang rất được ưa chuộng hiện nay. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách truyền trực tiếp các vi hoạt chất quan trọng (hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc…) vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch. Sự kết hợp của các vi hoạt chất này sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm co thắt, giảm buồn nôn, trào ngược dịch vị, chống lại sự mệt mỏi và đồng thời hỗ trợ cho quá trình hồi phục sức khỏe sau cơn đau. Với truyền giảm đau dạ dày, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng và đánh giá tình trạng sức khỏe cẩn thận trước khi tư vấn liệu trình truyền. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ có được những lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi sao cho hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Viêm đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm?

Viêm đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

1550

Bài viết hữu ích?