Tình trạng cơ thể mất nước có thể xảy ra với mọi đối tượng dù là khỏe mạnh hay đang điều trị bệnh. Hội chứng mất nước có ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó để phòng tránh bị mất nước, mỗi người cầm tìm hiểu rõ triệu chứng và bị mất nước nên uống gì để cân bằng lượng nước cho cơ thể.
1. Cơ thể mất nước nguy hiểm thế nào?
Hội chứng mất nước thường dễ gặp ở mỗi người. Do vậy cần tìm hiểu để nắm rõ được triệu chứng và nguyên nhân. Từ đó mới có thể đánh giá mức độ nguy hiểm khi cơ thể mất nước.
1.1 Cơ thể mất nước là như thế nào?
Cơ thể mất nước là hội chứng lượng nước cung cấp cho cơ thể không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu, vì cơ thể bài tiết hay thải ra lượng nước lớn hơn. Hội chứng mất nước cũng có thể được gọi là tình trạng mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Khi sự mất cân bằng diễn ra, nồng độ khoáng chất và thành phần như muối, đường máu sẽ biến động khiến sức khỏe của con người bị đe dọa.
1.2 Những nguyên nhân làm cơ thể bị mất nước
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mất nước. Có thể phân chia theo thói quen và bệnh lý. Dựa theo từng nguyên nhân người bị mất nước có thể tìm ra biện pháp cân bằng và giải quyết.
Mất nước do thói quen hàng ngày
Mỗi ngày không uống được khoảng 1,5 tới 2 lít nước
Người lao động thường xuyên đứng dưới trời nắng như: thợ điện, công nhân, thợ xây…
Bệnh nhân sử dụng thuốc như: lợi tiểu, ức chế men chuyển (loại dùng cho bệnh nhân cao huyết áp)
Đi tiểu quá nhiều: lượng nước được đưa ra ngoài qua đường tiểu cũng có thể gây ra mất nước. Tuy rằng đi tiểu là hoạt động bài tiết thông thường nhưng bệnh nhân mắc hội chứng tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng mất nước do thuốc điều trị khiến số lần đi tiểu tăng.
Người mắc vấn đề tuyến mồ hôi: mồ hôi chính là lượng chất lỏng được cơ thể đào thải qua quá trình bài tiết. Một số bệnh lý căng thẳng hoặc rối loạn cũng sẽ dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi không kiểm soát khiến tình trạng mất nước trầm trọng hơn.
Mất nước do bệnh lý
Bỏng vừa hoặc nặng khiến tổn thương mạch máu làm rò rỉ chất lượng chất lỏng khỏi mạch hay mô cũng làm cơ thể mất nước
Suy thận: ở độ tuổi 50 nguy cơ mắc bệnh lý thận sẽ cao hơn và nghiêm trọng ở tuổi 70. Do thận hoạt động kém nên sẽ không lọc nước mà đưa ra ngoài qua nước tiểu khiến cơ thể thiếu nước.
Sốt cao: sốt cao ảnh hưởng đến các hoạt động cơ thể đặc biệt là mất nước.
Tiêu chảy: tiêu chảy khiến người bệnh thường xuyên đi ngoài làm tổn thất lượng nước lớn.
1.3 Triệu chứng phát hiện cơ thể mất nước
Khi cơ thể mất nước có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên một số triệu chứng phổ biến để phân biệt hội chứng mất nước nên được làm rõ. Nếu có các biểu hiện sau nên chú ý theo dõi hoặc đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện điều trị sớm:
Hoa mắt chóng mặt
Luôn khát nước
Ít đi tiểu
Tức ngực
Cơ suy yếu
Khô miệng
Màu sắc nước tiểu đậm
Khô da
1.4 Nguy hiểm khi bị mất nước chú ý
Khi cơ thể gặp phải tình trạng mất nước có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là sức khỏe và sức đề kháng của người mắc hội chứng. Dựa theo những phân tích và nghiên cứu, một số tình trạng biến chứng có thể gặp khi cơ thể mất nước là:
Động kinh: mất nước là một tình trạng mất chất điện giải khiến cơ thể rối loạn chuyển hóa. Sau đó các cơ sẽ không hoạt động tự chủ tốt dẫn đến giảm dần và mất đi ý thức nhận thức.
Sưng phù não: khi cơ thể mất nước nếu bù nước không đúng cách sẽ dẫn đến thừa nước. Tình trạng thừa nước sẽ khiến các tế bào bên trong phù dễ gây ra vỡ tế bào. Nếu tình trạng đó kéo dài có thể làm cho não bị phù nề và dễ dẫn đến tử vong.
Suy thận cấp tính: bệnh lý thận là một trong những biến chứng có độ nguy hiểm khó lường trước hoàn toàn. Do chức năng thận suy yếu mà cơ thể mất nước nên nếu suy thận cấp tính sẽ khiến lượng chất lỏng giảm nhanh thậm chí là tử vong nếu không điều trị được.
Sốc: Sốc là một tình trạng ảnh hưởng đến tính mạng nghiệm trọng không chỉ riêng hội chứng mất nước. Khi cơ thể gặp phải cú sốc lớn sẽ hạ nhanh các chỉ số quan trọng như huyết áp, lượng oxy khiến sức khỏe và sức đề kháng giảm. Từ đó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Hôn mê: cơ thể mất nước bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức đề kháng. Do đó họ có thể rơi vào hôn mê.
Tử vong: trường hợp mất nước nghiêm trọng không kiểm soát sẽ khiến các cơ quan bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh không điều trị hay có kế hoạch kiểm soát sẽ dẫn đến tử vong
2. Tác động của sự mất nước đến cân bằng cơ thể
Khi cơ thể bị mất nước sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể. Các tác hại thường gặp khi lượng nước thiếu trầm trọng là:
Giảm khả năng trao đổi chất: Cơ thể không trao đổi đổi chất sẽ gây ra tình trạng tích tụ chất thải hoặc không hấp thụ được dinh dưỡng nạp vào. Theo như nghiên cứu, nếu cơ thể đảm bảo lượng nước 1,5 tới 2 lít mỗi ngày sẽ tăng khả năng trao đổi chất 30%.
Nhanh đói: cơ thể mất nước dẫn đến mệt mỏi làm người mắc hội chứng không cảm nhận đúng đói hoặc no dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
Thân nhiệt tăng cao: cơ thể thường tăng thân nhiệt để cảnh báo tình trạng sức khỏe. Do đó nếu thân nhiệt tăng cao bạn cũng cần hết sức lưu ý.
Rối loạn chức năng tiêu hóa: Khi thiếu nước cơ thể sẽ bị táo bón do lượng chất lỏng thải ra ít hơn bình thường.
Mệt mỏi: nước là thành phần trong máu và tham gia nhiều hoạt động của cơ thể. Vì lý do đó nếu thiếu nước sẽ bị mệt mỏi hay khó tập trung trong các công việc lẫn học tập.
Tăng đường huyết: đường huyết ảnh hưởng khi thiếu nước là do lượng nồng độ đường trong máu không đủ nước làm loãng. Do đó nếu thiếu nước gây tăng đường huyết sẽ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Những ảnh hưởng mà cơ quan phải đối mặt khi cơ thể mất nước
Cân nặng cơ thể thường ảnh hưởng do các thành phần cấu tạo trong cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế thiếu nước không phải là phương pháp giảm cân mà còn gây ra tăng cân nếu áp dụng. Khi cơ thể thiếu nước không chỉ đơn giản là những triệu chứng cơ thể cảm nhận mà các cơ quan tế bào từ bên trong đều sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó cơ thể thiếu nước kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thận, não, cơ, …. Mỗi cơ quan đều cần được bơm máu để duy trì hoạt động nhưng nếu cơ thể thiếu nước cũng dẫn đến thiếu oxy trong máu và cản trở lưu thông. Do vậy cơ thể thiếu nước không chỉ ảnh hưởng một hay một vài bộ phận. Phạm vi ảnh hưởng khi thiếu nước thường nhân rộng toàn bộ các cơ quan và sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng khi không được phát hiện điều trị nhanh chóng.
4. Bị mất nước nên làm gì?
Hội chứng mất nước có thể bù nước để cải thiện. Với cấp độ mất nước khác nhau thì phương pháp bù nước cũng cần linh hoạt. Thông thường cơ thể mất nước sẽ được bù bằng cách uống nước có muối, nước dừa, nước điện giải…. Với bệnh nhân bị mất nước vừa và nặng nên tham khảo cách bù nước của chuyên gia y tế để tránh biến chứng. Hiện phương pháp bù nước được dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ giúp tình trạng mất nước nhanh chóng được cải thiện, đồng thời phục hồi sức khỏe và khiến da dẻ trở lên hồng hào hơn. Quá trình bù nước sẽ bao gồm hỗn hợp chất lỏng IV và chất điện giải có công thức giúp mang lại cho bạn cảm giác hồi sinh, sảng khoái và chống nước mãn tính. Đồng thời cũng giúp bổ sung nước tức thì khi thời tiết nóng ở cấp độ tế bào và cung cấp nhanh chất điện giải thiết yếu. Do đó, người bệnh nên tham khảo cách bù nước để cung cấp nước cho cơ thể giúp sức khỏe sớm được cải thiện.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu