Zalo

Các triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiễm Helicobacter pylori hay H.pylori (viết tắt là vi khuẩn Hp) là tình trạng nhiễm khuẩn rất phổ biến. Tuy nhiên rất nhiều người nhiễm vi khuẩn này lại không hề biết mình mắc bệnh trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Vậy triệu chứng đau dạ dày Hp biểu hiện như thế nào?

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Helicobacter pylori là vi khuẩn được xác định lần đầu tiên vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc: Barry Marshall và Robin Warren. Vi khuẩn Hp là 1 loại xoắn khuẩn được tìm thấy trong dạ dày của người nhiễm. Vi khuẩn Helicobacter pylori hiện diện ở hơn một nửa dân số thế giới và tỷ lệ nhiễm thường cao hơn ở các khu vực hoặc quốc gia kém/đang phát triển. Phần lớn những người nhiễm vi khuẩn Hp không biểu hiện triệu chứng và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bất thường.

Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có khả năng gây ra một số bệnh đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và ít phổ biến hơn là tình trạng ung thư dạ dày. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu là từ miệng của người này sang người khác. Vi khuẩn Hp còn có thể lây lan theo đường phân - miệng, tình trạng này nhiều khả năng xảy ra khi người bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn có thể lây lan khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào dạ dày người bệnh từ thời thơ ấu. Ở Mỹ hay các quốc gia phát triển khác, trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp không phổ biến, tuy nhiên ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế, hầu hết trẻ em tại đây đều nhiễm vi khuẩn Hp trước 10 tuổi.

Vi khuẩn Hp có khả năng tồn tại và gây hại trong dạ dày, nơi có môi trường đậm đặc acid. và tồn tại ở 2 trạng thái: trạng thái không hoạt động và trạng thái hoạt động. Nếu người nhiễm vi khuẩn Hp, không hoạt động, sức khỏe của người nhiễm vẫn hoàn toàn bình thường, vi khuẩn tồn tại ở trạng thái này không gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu vi khuẩn Hp tồn tại ở trạng thái hoạt động, người bệnh có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…

Vi khuẩn Hp gây ra những thay đổi lớn đối với dạ dày và tá tràng
Vi khuẩn Hp gây ra những thay đổi lớn đối với dạ dày và tá tràng

2. Vi khuẩn HP gây đau dạ dày như thế nào, triệu chứng đau bao tử Hp ra sao?

Vi khuẩn Hp gây ra những thay đổi lớn đối với dạ dày và tá tràng, chúng lây nhiễm sang các mô bảo vệ dạ dày, dẫn đến việc giải phóng một số enzyme, chất độc và kích hoạt hệ thống miễn dịch làm tổn thương các tế bào của dạ dày hoặc tá tràng. Những yếu tố này gây ra tình trạng viêm mãn tính ở thành dạ dày hoặc tá tràng, khiến dạ dày và tá tràng dễ bị tổn thương hơn trước độ pH thấp của các dịch tiêu hóa như axit dạ dày. Bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Hp có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi:

  • Ăn uống chung món ăn, sử dụng chung dao, dĩa, bát, đũa với người bệnh.
  • Dùng chung một số vật dụng cá nhân như cốc nước, đánh răng chung bàn chải,
  • Trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm vi khuẩn Hp nếu người lớn mớm thức ăn cho bé hoặc hôn lên môi trẻ.
  • Ăn thực phẩm tái sống chưa nấu chín kỹ, tiếp xúc trực tiếp với phân người bệnh;
  • Tiếp xúc với các loại dụng cụ y tế của người bệnh chưa đảm bảo vô trùng.

Triệu chứng đau dạ dày Hp: Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi nhiễm trùng dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng, một số triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn Hp có thể xuất hiện:

  • Đau bụng trên;
  • Phình hoặc trướng bụng;
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn/nôn;
  • Phân sẫm màu, phân màu hắc ín;
  • Vết loét chảy máu liên tục kéo dài có thể gây thiếu máu và mệt mỏi.

Ít phổ biến hơn, tình trạng viêm dạ dày mãn tính gây ra những thay đổi bất thường ở niêm mạc dạ dày dẫn đến một số dạng ung thư dạ dày. Dù tỷ lệ phát triển ung thư do nhiễm vi khuẩn Hp không cao, nhưng nhiễm Hp  nay là tình trạng vô cùng phổ biến, vì vậy đau dạ dày do vi khuẩn Hp vẫn được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày. Những người nhiễm vi khuẩn Hp từ khi còn nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất.

Đau dạ dày do vi khuẩn Hp được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày
Đau dạ dày do vi khuẩn Hp được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày

3. Làm gì khi bị đau dạ dày do HP?

Nếu nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng đau dạ dày Hp gì và người nhiễm không thuộc nhóm nguy cơ cao tiến triển ung thư dạ dày thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, với những người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày tiến triển hoặc bệnh loét tá tràng liên quan đến triệu chứng đau dạ dày Hp, thì việc điều trị vi khuẩn Hp là cần thiết. Điều trị thành công vi khuẩn Hp có thể giúp vết loét mau lành, ngăn ngừa loét tái phát và giảm nguy cơ biến chứng loét . Lưu ý, những bệnh nhân dùng thuốc chống viêm lâu dài như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… và các loại thuốc tương tự để điều trị viêm khớp hoặc các tình trạng y tế khác nên được xét nghiệm vi khuẩn Hp, nếu bị nhiễm vi khuẩn Hp phải điều trị để tiêu diệt vi khuẩn càng sớm càng tốt. Hầu hết các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp hiện nay đều bao gồm ít nhất 3 loại thuốc và kéo dài trong 14 ngày:

  • Phác đồ diệt trừ vi khuẩn Hp thường dùng thuốc ức chế bơm proton, làm giảm sản xuất axit của dạ dày, giúp chữa lành mô bị tổn thương do nhiễm trùng như: omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole, lansoprazole, dexlansoprazole…
  • Hai loại kháng sinh cũng được khuyến cáo sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Hp  Kết hợp kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ thất bại trong điều trị và giảm kháng thuốc.
  • Điều quan trọng là bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp phải uống tất cả các loại thuốc được kê đơn đúng chỉ định. Bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều lượng sẽ khiến vi khuẩn Hp không được diệt trừ, gây kháng thuốc, lờn thuốc, và khó điều trị hơn. Nếu muốn dùng thêm thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sau khi hoàn thành điều trị bệnh nhân cần xét nghiệm lại để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.

Ngay khi phát hiện ra triệu chứng đau dạ dày do vi khuẩn Hp, người bệnh cần thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án điều trị phù hợp. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể sử dụng thêm liệu pháp truyền giảm đau dạ dày để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Phương pháp truyền giảm đau dạ dày được thực hiện bằng cách truyền hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc theo đường tĩnh mạch để giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở dạ dày, giảm buồn nôn, chống mệt mỏi và phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh. Sau khi truyền giảm đau dạ dày, bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng giảm ngay lập tức mà không cần phải uống thuốc. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bù nước cho cơ thể, thải độc tố và phục hồi các vitamin bị mất do buồn nôn và nôn. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám cẩn thận, đánh giá tình trạng sức khỏe để tư vấn liệu trình phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

60

Bài viết hữu ích?