Zalo

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn phổ biến lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn HP không bao giờ xuất hiện triệu chứng. Nhưng ở một số người, vi khuẩn này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hoá. Để biết mình có nhiễm vi khuẩn HP không, bạn cần làm xét nghiệm máu vi khuẩn HP để tìm ra loại vi khuẩn này.

1. Vi khuẩn HP là gì?

HP là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày, là vết loét hình thành chủ yếu ở dạ dày và phần trên của ruột non. Vi khuẩn HP cũng có thể gây viêm dạ dày (viêm và kích ứng niêm mạc dạ dày). Nếu không điều trị, viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể tồn tại suốt đời và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. 

Các nhà nghiên cứu không khẳng định việc vi khuẩn HP có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với chất nôn mửa, phân hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. 

Bất kỳ ai tiếp xúc với HP đều có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất ở trẻ em. Xét nghiệm vi khuẩn có thể phát hiện xem HP có gây viêm dạ dày hoặc các tình trạng khác gây khó tiêu liên tục không. Do đó, việc điều trị có thể tiêu diệt vi khuẩn để niêm mạc dạ dày của bạn có thể lành lại.

Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra nhiễm HP. Các xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng đó là lấy mẫu hơi thở hoặc phân của bạn. Trong một số trường hợp nhất định, các xét nghiệm được thực hiện trên một mẫu mô được lấy ra từ bên trong dạ dày của bạn. 

xét nghiệm máu vi khuẩn hp
Xét nghiệm máu vi khuẩn hp giúp bạn phát hiện vi khuẩn 

2. Vai trò xét nghiệm tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu có phát hiện vi khuẩn không? Xét nghiệm H.pylori được sử dụng để phát hiện vi khuẩn trong đường tiêu hóa, chẩn đoán nhiễm trùng và đánh giá việc điều trị có chữa khỏi nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm rất quan trọng để phát hiện HP. Lặp lại xét nghiệm sau khi điều trị là điều quan trọng để chắc chắn rằng HP đã biến mất. Các xét nghiệm có thể được hiện bằng cách sử dụng mẫu phân, kiểm tra hơi thở và kiểm tra nội soi phần trên. 

2.1. Xét nghiệm phân

  • Xét nghiệm kháng nguyên trong phân: Đây là xét nghiệm phân phổ biến nhất để phát hiện vi khuẩn HP. Xét nghiệm tìm kiếm các protein (kháng nguyên) liên quan đến nhiễm H.pylori trong phân.
  • Xét nghiệm PCR phân: Một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm gọi là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase trong phân (PCR) có thể phát hiện nhiễm HP trong phân. Xét nghiệm cũng có thể xác định các đột biến có thể kháng thuốc kháng sinh dùng để điều trị H.pylori. Tuy nhiên, xét nghiệm này đắt hơn xét nghiệm kháng nguyên phân và có thể không có ở tất cả các trung tâm y tế. 

2.2. Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm máu được sử dụng để đo kháng thể kháng H.pylori. Kháng thể là các protein do hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi phát hiện các chất có hại như vi khuẩn. 
  • Xét nghiệm máu tìm HP chỉ có thể cho biết cơ thể bạn có kháng thể HP hay không. Nó không thể biết liệu bạn có bị nhiễm trùng hay không hoặc bạn đã mắc bệnh này bao lâu. Điều này là do xét nghiệm có thể dương tính trong nhiều năm, ngay cả khi nhiễm trùng đã được chữa khỏi. Do đó, xét nghiệm máu không thể được sử dụng để xem liệu nhiễm trùng đã được chữa khỏi sau khi điều trị hay chưa. 
xét nghiệm máu vi khuẩn hp
Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

2.3. Kiểm tra hơi thở

Trong quá trình kiểm tra hơi thở (được gọi là kiểm tra hơi thở ure). Phương pháp kiểm tra hơi thở được thực hiện như sau:

  • Tối đa 2 tuần trước khi xét nghiệm, bạn nên ngừng dùng thuốc kháng sinh, thuốc bismuth như Pepto-Bismol và thuốc ức chế bơm proton (PPI).
  • Trong quá trình kiểm tra, bạn nuốt một chất đặc biệt có chứa ure. Ure là chất thải mà cơ thể tạo ra khi phân huỷ protein. Ure được sử dụng trong thử nghiệm đã được tạo ra chất phóng xạ vô hại. 
  • Nếu có H.pylori, vi khuẩn sẽ chuyển ure thành carbon dioxide, chất này được phát hiện và ghi lại trong hơi thở bạn thở ra sau 10 phút. 
  • Xét nghiệm này có thể xác định được hầu hết những người nhiễm H.pylori. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xét nhiễm trùng đã được điều trị đầy đủ hay chưa. 

2.3. Sinh thiết

  • Một mẫu mô gọi là sinh thiết, được lấy từ niêm mạc dạ dày. Đây là cách chính xác nhất để biết bạn có bị nhiễm HP hay không.
  • Để lấy mẫu mô, bạn cần thực hiện một thủ tục gọi là nội soi. Thủ tục được thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm ngoại trú
  • Thông thường, sinh thiết được thực hiện nếu cần nội soi vì những lý do khác. Các lý do bao gồm chẩn đoán vết loét, điều trị chảy máu hoặc đảm bảo không có ung thư.

3. Tại sao cần xét nghiệm HP?

Bạn có thể cần xét nghiệm HP nếu bạn có triệu chứng viêm dạ dày hoặc loét. Những tình trạng này thường do vi khuẩn HP gây ra. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ở vùng bụng trên
  • Đầy hơi (cảm giác đầy bụng hoặc sưng tấy ở bụng)
  • Cảm thấy no quá sớm khi đang ăn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ợ hơi
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân

Viêm dạ dày có thể dẫn đến loét, các triệu chứng của vết loét có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn gặp biến chứng. Bạn cần đến thăm khám y tế ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu chảy máu dạ dày bao gồm:

  • Phân đen hoặc hắc ín
  • Máu đỏ trong chất nôn mửa hoặc chất nôn trông giống bã cà phê
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Mạch nhanh (nhịp tim) hoặc các triệu chứng khác

Nếu bạn đã được điều trị nhiễm HP, bạn có thể cần xét nghiệm để xem phương pháp điều trị có hiệu quả loại bỏ tất cả vi khuẩn hay không. Vi khuẩn HP có thể phát triển và gây ra các triệu chứng trở lại nếu nó vẫn còn trong cơ thể. 

4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm

Kháng nguyên phân HP dương tính khi thực hiện xét nghiệm hơi thở hoặc sinh thiết cho thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bạn có thể do loét dạ dày tá tràng do những vi khuẩn này gây ra. Điều trị bằng sự kết hợp của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác sẽ được kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn cơn đau, cũng như vết loét. 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm âm tính cho biết bạn khó có thể bị nhiễm HP hoặc các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bạn có thể là do một nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn cần làm xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện bao gồm cả sinh thiết mô xâm lấn nhằm loại trừ nhiễm trùng một cách hiệu quả.   

Tóm lại, hiện nay, tại các bệnh viện uy tín đều sử dụng phương pháp xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP cho người bệnh. Tùy vào từng mức độ, dấu hiệu và nguy cơ của bệnh mà mỗi người sẽ được chỉ định một trong các phương pháp sau. Nếu bạn còn băn khoăn việc xét nghiệm máu vi khuẩn HP có chính xác không thì câu trả lời là có. Để an tâm với kết quả và điều trị đúng hướng, ngay từ đầu, bạn nên chọn dịch vụ xét nghiệm ở những nơi uy tín đáng tin cậy.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

13

Bài viết hữu ích?