Zalo

Đau dạ dày có bị chướng bụng không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày sau khi ăn là cơn đau ở vùng thượng vị, ít gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hiện tượng này thường lành tính, ít nguy hiểm tuy nhiên khiến người bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt sẽ càng khó chịu hơn nữa nếu kèm theo đầy hơi chướng bụng ợ hơi nhiều. Vậy đau dạ dày có bị chướng bụng không?

1. Người đau dạ dày có bị chướng bụng không? Bụng chướng có phải dấu hiệu điển hình của đau dạ dày?

Đau dạ dày có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đi kèm nhiều biểu hiện và mức độ đau khác nhau, trong đó có dấu hiệu bụng chướng:

  • Đau dạ dày do cơ thể rối loạn vận động tiêu hóa ở dạ dày: khi đó dạ dày sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa và tích tụ lại, hiện tượng này sẽ tạo ra khí hơi gây nên hiện tượng đau dạ dày kèm theo bụng chướng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: nhai thức ăn vội, nuốt nhanh… là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đau dạ dày kèm theo dấu hiệu chướng bụng đầy hơi khó tiêu. Nếu bạn thường xuyên có thói quen nhai vội, nuốt nhanh, ăn quá no sau khi để bụng quá đói, vừa ăn vừa làm việc… sẽ làm tăng áp lực dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị ảnh hưởng, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết và cũng dẫn đến đầy hơi chướng bụng ợ hơi nhiều.
  • Ăn quá nhiều tinh bột, chất béo… làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa thức ăn, dạ dày bị tổn thương sẽ gây  theo bụng chướng.
Đau dạ dày thường kèm theo dấu hiệu chướng bụng đầy hơi khó tiêu
Đau dạ dày thường kèm theo dấu hiệu chướng bụng đầy hơi khó tiêu

Ngược lại một số bệnh nhân bụng chướng thường xuyên cũng có nguy cơ xuất phát từ các bệnh lý về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là bệnh ung thư… Điều này được giải thích là do chức năng tiêu hóa của bệnh nhân mắc bệnh dạ dày rất kém sẽ khiến thức ăn khó được tiêu hóa gây đau dạ dày. Vì vậy có thể nói bụng chướng là một trong những dấu hiệu điển hình của đau dạ dày. Đối với bệnh nhân bị chướng bụng đầy hơi khó tiêu do đau dạ dày ở mức nhẹ thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu bụng chướng lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh như:

  • Trào ngược thực quản: bụng chướng do đau dạ dày sau một thời gian dài không điều trị sẽ dẫn tới bệnh trào ngược thực quản do thức ăn trong dạ dày chuyển hóa chậm, làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới khiến cơ vòng này yếu, dẫn đến chất lỏng hồi lưu trở lại vào thực quản gây trào ngược;
  • Viêm loét dạ dày: chướng bụng lâu ngày do đau dạ dày mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến dạ dày càng tổn thương nghiêm trọng hơn, có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: các ổ viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ lan rộng, có thể hình thành bệnh ung thư dạ dày.

2. Bụng chướng như thế nào thì nghi ngờ đau dạ dày?

  • Đầy hơi, bụng chướng kéo dài sau khi ăn: Do chức năng tiêu hóa kém, thức ăn khó tiêu khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng trên. Đặc biệt, sau khi ăn tình trạng này càng rõ rệt hơn, lúc này có thể hiểu tình trạng bụng chướng là do bệnh lý dạ dày gây ra;
  • Chán ăn dẫn đến suy nhược: chướng bụng khó chịu do chức năng dạ dày bị suy giảm, chất dinh dưỡng không được hấp thụ hình thành biểu hiện cơ thể suy nhược, cảm giác chua miệng sau khi ợ hơi dẫn đến không ngon miệng khi ăn.
  • Kèm tình trạng ợ hơi: bụng chướng đi kèm ợ hơi xuất hiện là do dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại, ợ hơi thường có thể xảy ra sau khi ăn, gây khó chịu cho người bệnh.
Đầy hơi, bụng chướng kéo dài sau khi ăn do chức năng tiêu hóa kém là một dấu hiệu đau dạ dày
Đầy hơi, bụng chướng kéo dài sau khi ăn do chức năng tiêu hóa kém là một dấu hiệu đau dạ dày

3. Làm gì khi bị chướng bụng do đau dạ dày?

Để xử lý tình trạng chướng bụng và đầy hơi khó chịu do đau dạ dày gây ra, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách: nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng chướng bụng. Bạn nên thường xuyên bổ sung dưỡng chất cần thiết để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Sử dụng khăn hoặc túi nước nóng chườm lên bụng: giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Phương pháp dùng khăn hoặc túi nước nóng chườm lên bụng được nhiều người sử dụng để có thể khắc phục tình trạng đau dạ dày dẫn đến chướng bụng.
  • Nhai một vài miếng gừng thái mỏng với muối: hoạt chất có trong gừng tươi sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, điều chỉnh tình trạng co thắt cơ trơn dạ dày – ruột, từ đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng chướng bụng. Bạn có thể sử dụng một vài lát gừng thái mỏng chấm với muối, sau đó ăn trực tiếp để có được tối đa công dụng mà gừng mang lại.
  • Uống trà gừng ấm nóng: thái vài lát gừng tươi rồi cho vào cốc nước ấm ngâm khoảng 30 phút rồi thưởng thức được, có thể cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho dễ uống giúp cải thiện tình trạng chướng bụng đáng kể do đau dạ dày gây ra.
  • Xoa bóp vùng bụng: xoa nhẹ nhàng vùng bụng mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng chướng bụng, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Bạn chỉ cần nằm thư giãn thoải mái rồi xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ phải -  trái, từ trên xuống dưới trong 10 phút.
  • Trà bạc hà, trà bồ công anh, trà hoa cúc: Hoạt chất trong các loại trà này mang tới những tác dụng tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nhanh những triệu chứng đau dạ dày bị chướng bụng gây ra. Chính vì thế, trà bạc hà, trà bồ công anh, trà hoa cúc uống mỗi ngày để có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng chướng bụng hiệu quả
  • Tỏi và đường phèn: chứa hoạt chất allicin cùng các loại Vitamin và chất chống oxy hóa, tỏi có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Phối hợp này còn có thể chữa đau dạ dày chướng bụng hiệu quả.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng những cách xử lý tình trạng chướng bụng và đầy hơi do đau dạ dày trên chỉ đem lại hiệu quả tạm thời cũng như phù hợp với trường hợp đau dạ dày ở thể nhẹ. Để cải thiện vấn đề này một cách tích cực, tránh gây biến chứng cho sức khỏe, người bệnh nên tìm đến giải pháp hiệu quả hơn đó là Truyền giảm đau dạ dày. Dung dịch truyền đau dạ dày sẽ bao gồm hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc được truyền qua tĩnh mạch vào cơ thể để giúp nhanh chóng phục hồi các triệu chứng của bệnh một cách nhanh nhất. Phương pháp truyền này cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm co thắt bao tử, giảm buồn nôn, trào ngược dịch vị, chống lại sự mệt mỏi, stress vì đau bao tử kéo dài. Nên so với những cách giảm đau dạ dày đơn giản tại nhà thì phương pháp Truyền giảm đau dạ dày vốn hiệu quả và phù hợp với những người đang mắc bệnh lý dạ dày.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Người bị đau dạ dày có nên chạy bộ không?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

67

Bài viết hữu ích?