Zalo

Bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
“Đau dạ dày có nguy hiểm không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh lý phổ biến với các triệu chứng có vẻ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

1. Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm đau dạ dày là bệnh lý cực kỳ phổ biến. Do đó rất nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc “đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?”. Theo các chuyên gia, đau dạ dày tưởng như không quá nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể kể đến như sau:

1.1. Xuất huyết dạ dày

Bệnh nhân bị đau dạ dày biến chứng này rất dễ xảy ra và được thống kê là phổ biến nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân viêm loét dạ dày sẽ có ít nhất 1 lần bị chảy máu với nguy cơ tăng dần theo tuổi, nghĩa là người già có tỷ lệ xuất huyết dạ dày cao hơn người trẻ tuổi. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương nặng sẽ dẫn đến xuất huyết với biểu hiện rất dễ nhận biết là nôn ói và đi tiêu ra máu (có thể máu đỏ hoặc đen). Trường hợp xuất huyết nhẹ, bệnh nhân sẽ kèm theo các triệu chứng như đau bụng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Khi mức độ xuất huyết nghiêm trọng hơn, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng do mất máu quá nhiều. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày và xuất hiện các dấu hiệu gợi ý xuất huyết dạ dày cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị đau dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người
Bị đau dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

1.2. Thủng dạ dày

Với thắc mắc đau dạ dày có nguy hiểm không của rất nhiều bệnh nhân, các bác sĩ khuyến cáo đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm soát tốt, và một trong số đó là biến chứng thủng dạ dày. Khi các vết loét niêm mạc diễn tiến quá nghiêm trọng, thành dạ dày sẽ mỏng và gặp yếu tố thuận lợi sẽ bị thủng. Bệnh nhân đau dạ dày biến chứng thủng sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng nề như sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị rất dữ dội, đôi khi gây khó thở;
  • Thành bụng căng, sờ vào cảm giác cứng như gỗ;
  • Mặt tái xanh, vã mồ hôi và tay chân lạnh do tụt huyết áp.

Thủng dạ dày là biến chứng rất nguy hiểm, rất dễ dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể và ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó người bệnh viêm dạ dày và xuất hiện các triệu chứng trên cần ngay lập tức nhập viện phẫu thuật vá lỗ thủng cấp cứu.

1.3. Ung thư dạ dày

Một trong những biến chứng được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm của các bệnh liên quan đến dạ dày là ung thư hóa. Ung thư dạ dày là 1 trong những loại ung thư phổ biến với nguy cơ di căn rất cao, đặc biệt khi chẩn đoán ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ điều trị thành công sẽ không cao. Thông thường, ung thư dạ dày sẽ diễn tiến từ viêm mãn tính đến viêm teo mãn tính, dị sản ruột, loạn sản và cuối cùng ung thư tuyến. Các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, chế độ ăn mặn hoặc thói quen tiêu thụ thực phẩm bảo quản bằng muối, hút thuốc, uống rượu bia… Những dấu hiệu thường gặp khi bệnh nhân đau dạ dày biến chứng ung thư hóa bao gồm:

  • Đau thượng vị: Khởi đầu chỉ là cảm giác đau nhẹ, mơ hồ, sau đó đau tăng dần và cuối cùng là đau liên tục khi bệnh tiến triển;
  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói, ăn không ngon và rất nhanh no;
  • Khi tình trạng trở nên nghiệm trọng hơn, bệnh nhân sẽ đau bụng cả khi no lẫn khi đói, sụt cân, da xanh xao, luôn cảm thấy mệt mỏi, nôn máu kèm đại tiện phân đen.

1.4. Hẹp môn vị

Bệnh nhân đau dạ dày biến chứng này xảy ra khi các ổ loét gây biến dạng hành tá tràng và dẫn đến hẹp môn vị. Khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như đau thượng vị kèm nôn ói liên tục ra thức ăn vừa ăn lẫn thức ăn cũ.

2. Làm gì khi bị đau dạ dày?

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc “đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?”, vấn đề tiếp theo được nhiều người bệnh đặt ra là “đau dạ dày có chữa được không?”. Theo bác sĩ, ngay khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán chính xác xác định. Sau đó, tùy vào từng tình trạng cụ thể và các biến chứng có thể đã xảy ra mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Vấn đề quan trọng nhất trong quá trình điều trị đau dạ dày là phải kiểm soát tốt các triệu chứng, đồng thời dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh tuân thủ điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân đau dạ dày cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, cụ thể như sau:

2.1. Nhóm thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn cho bệnh nhân đau dạ dày cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như sau:

  • Trái cây tươi và rau xanh, tuy nhiên cần hạn chế những loại có vị cay hoặc chua;
  • Thịt gia cầm và các loại cá;
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Đạm nguồn gốc thực vật.

Cụ thể, bệnh nhân đau dạ dày nên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

  • Chuối: Loại trái cây này có khả năng trung hòa acid trong dịch dạ dày, qua đó hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị viêm đau dạ dày. Ngoài ra, chuối cung cấp hàm lượng cao pectin, bản chất là chất xơ hòa tan nên rất tốt cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Thành phần các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, các chất khoáng và vitamin nhóm B. Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn rất giàu chất chống oxy hóa nên khi tiêu thụ sẽ hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày;
  • Táo: Do có hàm lượng pectin cao, đặc biệt ở lớp vỏ ngoài, nên khi tiêu thụ sẽ thúc đẩy hoạt động của dạ dày. Theo bác sĩ, bổ sung táo vào thực đơn mỗi ngày là một cách giảm tải hoạt động cho dạ dày;
  • Bánh mì: Do có khả năng thấm hút dịch vị nên có tác dụng giảm đau dạ dày nhanh chóng;
  • Sữa chua: Thành phần có nhiều probiotic, khi sử dụng sẽ hỗ trợ cho khả năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột;
  • Đậu bắp: Thành phần chứa nhiều vitamin như B, C, E, Carotene, pectin cùng nhiều dưỡng chất khác đã giúp đậu bắp là loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày. Đặc biệt, lượng chất nhầy trong đậu bắp, bản chất là protein kết dính, sẽ kết hợp cùng pectin và các dưỡng chất khác để chữa lành các vết loét niêm mạc dạ dày.
Đau dạ dày có chữa được không còn tùy vào tình trạng của bệnh nhân
Đau dạ dày có chữa được không còn tùy vào tình trạng của bệnh nhân

2.2. Nhóm thực phẩm hạn chế

Trái ngược với nhóm thực phẩm nên ăn, bệnh nhân đau dạ dày cần hạn chế những thực phẩm sau:

  • Món ăn chứa nhiều chất béo và muối;
  • Các loại chất kích thích như cà phê, bia rượu;
  • Thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ đông lạnh.

Cụ thể, để tình trạng đau dạ dày không trở nên trầm trọng hơn bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm sau:

  • Món ăn chiên xào: Do chứa rất nhiều dầu mỡ nên khi tiêu thụ nhiều sẽ khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm tăng áp lực lên dạ dày;
  • Thức ăn cay: Niêm mạc dạ dày rất dễ bị kích ứng nếu bệnh nhân đau dạ dày sử dụng món ăn vị chua, cay. Đặc biệt, khi tiêu thụ những món ăn này sẽ khiến cơ trơn đường tiêu hóa co thắt mạnh hơn và khiến cơn đau dạ dày ngày càng khó chịu;
  • Thực phẩm tái, sống: Rau sống, gỏi, salad hay nem chua là những thực phẩm tối kỵ với người mắc bệnh đường tiêu hóa vì chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu lỏng và làm các vết loét dạ dày nặng nề hơn;
  • Đường: Thực phẩm ngọt kích thích sản xuất acid dịch vị nhiều hơn, từ đó khiến tình trạng đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày;
  • Bia rượu: Đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác có nguyên nhân hàng đầu là do lạm dụng rượu bia và thức uống có cồn. Do đó bệnh nhân đau dạ dày cần loại bỏ chúng khỏi chế độ dinh dưỡng để hạn chế các biến chứng xảy ra.

2.3. Ăn đúng cách cho người đau dạ dày

Thói quen ăn uống dành cho người đau dạ dày cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chế biến thức ăn mềm, chín kỹ và thái nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày;
  • Cần ăn chậm, nhai kỹ để tăng tiết nước bọt và trung hòa acid dạ dày;
  • Khuyến cáo nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng dạ dày rỗng;
  • Nên tiêu thụ thức ăn còn ấm;
  • Sau ăn nên nghỉ ngơi, tránh không hoạt động thể lực ngay lập tức.
Nếu không chữa kịp thời, đau dạ dày biến chứng để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh
Nếu không chữa kịp thời, đau dạ dày biến chứng để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, có thể gây ra những cơn đau, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Ngoài việc thăm khám định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể sử dụng thêm liệu pháp truyền giảm đau dạ dày đang được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này thực hiện bằng cách truyền hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc theo đường tĩnh mạch để giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở dạ dày, giảm buồn nôn, chống mệt mỏi và phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, truyền giảm đau dạ dày cũng giúp thải độc tố và phục hồi các vitamin bị mất do buồn nôn. Trước khi bắt đầu liệu trình truyền, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát, tiến hành các xét nghiệm để đánh giá tình sức khỏe cụ thể. Từ đó đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và liệu trình truyền phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Cảnh giác đau dạ dày buồn nôn

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Đau dạ dày xuyên qua lưng, vì sao?

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Các tư thế nằm khi đau dạ dày tốt nhất

Đau dạ dày có bị chướng bụng không?

Đau dạ dày có bị chướng bụng không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nặng có nguy hiểm không?

18

Bài viết hữu ích?