Zalo

Cách đọc chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số xét nghiệm gan nhiễm mỡ là loại chỉ số giúp đánh giá trình trạng gan mật của người bệnh giúp phát hiện và điều trị sớm tình trạng gan nhiễm mỡ, tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy chỉ số xét nghiệm gan nhiễm mỡ như thế nào là đúng?

1. Chỉ số gan nhiễm mỡ là gì?

Có rất nhiều chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu mà có thể sử dụng để xác định tình trạng bệnh lý này như: Chỉ số Transaminase: gồm 2 loại là AST và ALT

  • Chỉ số ALT (Alanine transaminase): là loại enzyme xuất hiện chủ yếu ở gan nên khi chỉ số ALT tăng cao báo hiệu tình trạng gan đang bị tổn thương.
  • Chỉ số AST (Aspartate transaminase): cũng được tìm thấy nhiều ở gan, là dấu hiệu nguy cơ tiềm ẩn các bệnh lý về gan.
  • Sự phối hợp giữa chỉ số AST và ALT cũng như tỷ lệ giữa 2 chỉ số này cho biết các vấn đề về gan mà người bệnh mắc phải.

Chỉ số gan mật:

  • Chỉ số ALP (phospho kiềm): xuất hiện trong gan, xương và ống mật khi vượt giá trị tham chiếu cho thấy dấu hiệu gan bị tổn thương.
  • Chỉ số GGT (Gamma- glutamyltransferase): được tìm thấy chủ yếu trong gan, biểu hiện cho sự tổn thương gan mật khi chỉ số tăng cao. Tuy nhiên loại enzyme này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc, rượu, bia,…
Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu có thể cho biết tình trạng tổn thương của gan
Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu có thể cho biết tình trạng tổn thương của gan

Chỉ số Prothrombin time (PT): là chỉ số giúp xác định thời gian đông máu của cơ thể. Các trường hợp người bệnh có chỉ số PT kéo dài thể hiện máu khó đông là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, thiếu vitamin K, PT sẽ kéo dài hơn so với bình thường gây chảy máu quá mức

2. Đánh giá chỉ số xét nghiệm gan nhiễm mỡ như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mỡ tích tụ ở gan trong thời gian dài có thể do nghiện rượu hoặc gặp ở bệnh nhân béo phì, đái tháo đường, chỉ số cholesterol cao. Giai đoạn khởi đầu gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể, do đó bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và chỉ dựa vào các xét nghiệm sức khỏe định kỳ để phát hiện. Hiện nay các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán chỉ gồm ALT, AST, ALP và GGT. Giá trị bình thường của 4 chỉ số này như sau:

  • ALT: 20-40 UI/L
  • AST: 20-40 UI/L
  • ALP: 35-115 UI/L
  • GGT: 3-60 UI/L
Các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán chỉ gồm ALT, AST, ALP và GGT
Các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán chỉ gồm ALT, AST, ALP và GGT

Nếu chỉ số vượt quá giá trị tham chiếu trên có nghĩa là gan của bạn đang không hoạt động tốt, có thể mắc một số bệnh lý đặc biệt là gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường có chỉ số AST và ALT cao hơn 2-3 lần so với bình thường.

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm gan nhiễm mỡ

Để có được kết quả xét nghiệm gan nhiễm mỡ chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng
  • Nhịn ăn từ 4-6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra trước ngày thực hiện xét nghiệm chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá
  • Không sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích khác trước khi thực hiện xét nghiệm từ 6-8 giờ

4. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý đang ngày càng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Trước khi cần tới các xét nghiệm gan nhiễm mỡ, bạn có thể có các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần, đặc biệt là kiểm tra chức năng gan để phát hiện các bất thường kịp thời.
  • Sử dụng thận trọng các loại thuốc điều trị, tránh lạm dụng vì một số loại thuốc có thể gây hại cho chức năng gan.
  • Không uống rượu bia, không sử dụng thuốc lá và chất kích thích.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giảm thiểu mệt mỏi, stress.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết cho gan.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn, nâng cao sức khỏe và thể trạng.

Ngoài việc chú ý đến điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống thì bạn cũng nên chủ động thực hiện làm xét nghiệm máu hàng năm, đây là một xét nghiệm vô cùng quan trọng trong vấn đề kiểm tra sức khỏe tổng quát. Thông qua kết quả của xét nghiệm máu thu được, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và theo dõi sức khỏe bạn được tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh lý như: gan nhiễm mỡ, bệnh chuyển hóa hay thừa cân béo phì. Cũng theo lời khuyên của các bác sĩ thì chúng ta nên thực hiện làm xét nghiệm máu khoảng 6 tháng/ 1 lần. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để duy trì được một thể trạng cùng sức khỏe tốt.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích của xét nghiệm natri máu

Mục đích của xét nghiệm natri máu

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

141

Bài viết hữu ích?