Bệnh gout là một dạng rối loạn chuyển hoá được hình thành do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong các khớp xương gây nên các triệu chứng điển hình là đau nhức, sưng đỏ và hạn chế vận động. Béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout nhưng là một trong những nguy cơ rất lớn dẫn đến căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout ở người thừa cân, béo phì?
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì đó là sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao.
Béo phì và bệnh gout có cùng chung một đặc điểm là các rối loạn chuyển hóa. Ở người béo phì, tình trạng này xảy ra không chỉ đối với protein mà cả lipid và glucid. Theo nhiều nghiên cứu, có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ axit uric máu. Tỷ lệ bệnh gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10%. Béo phì làm tăng tổng hợp axit uric máu và làm giảm thải axit uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng axit uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư cân trên 20% trọng lượng cơ thể. Nguy cơ béo phì làm gia tăng bệnh gout là do một số lý do sau:
Các triệu chứng của bệnh gout ở người béo phì cũng tương tự như người bình thường. Cơn đau gout cấp tính thường khởi phát một cách đột ngột vào ban đêm hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt cá. Sau đó cơn đau lan dần sang các khớp xung quanh như khớp cổ tay, ngón tay, cổ chân... với bốn triệu chứng điển hình của tình trạng viêm là sưng, nóng, đỏ, đau. Các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và mức độ đau tăng dần.
Thông thường, cơn gout cấp thường kéo dài nhiều ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. Người bệnh thường có cảm giác đau nhiều hơn vào ban đêm, sau đó các cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian và các triệu chứng cũng sẽ cải thiện dần. Có thể kèm theo một số dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh.
Cơn gout cấp thường có xu hướng tái phát khá cao, đặc biệt ở những người có thể trạng thừa cân, béo phì có nồng độ acid uric máu cao. Khi tình trạng các cơn gout cấp tái phát nhiều lần, có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc đó, người bệnh thường gặp nguy cơ về các biến chứng nguy hiểm như Hạt tophi, biến dạng khớp, tàn phế khớp, suy thận, đột quỵ...
Theo các chuyên gia, với người béo phì bị bệnh gout, người bệnh cần kiểm soát tốt cả hai bệnh bằng cách:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày
Bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh bệnh gout, người bị béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp... Do đó, người bị thừa cân, béo phì cần thực hiện việc giảm cân càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tuy nhiên, người bị béo phì cần tìm hiểu rõ ràng phương pháp giảm cân phù hợp, không nên thực hiện giảm cân cấp tốc bằng các cách như uống thuốc giảm cân, hút mỡ… mà chưa hiểu rõ cơ chế giảm cân. Đặc biệt, người bị thừa cân béo phì nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng cách thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinin, cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride, albumin... để có thể tìm ra những yếu tố tiềm tàng gây bệnh sau này. Sau khi có kết quả xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn cho khách hàng một phác đồ giảm cân phù hợp với thể trạng từng người sao cho hiệu quả nhất. Đây hiện cũng chính là quy trình giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng đang được khá nhiều người áp dụng.
Nhờ có phác đồ giảm cân khoa học mà quá trình thực hiện giảm cân sẽ trở lên hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. Hy vọng những ai đang đặt mục tiêu giảm cân có thể tìm ra phương pháp giảm cân phù hợp.
211
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
211
Bài viết hữu ích?