Hệ tiêu hóa là cơ quan kéo dài từ miệng đến hậu môn. Các bộ phận còn lại của hệ tiêu hóa bao gồm: Thực quản, dạ dày, gan, ruột, túi mật, tuyến tụy. Khi hệ tiêu hóa có các biểu hiện sau nên tiến hành kiểm tra để phòng bệnh:
Kiểm tra hệ tiêu hóa là một thủ thuật y tế phức tạp. Tùy vào tình trạng bệnh nhân có nhiều cách khác nhau để kiểm tra. Bệnh nặng sẽ phải dùng nội soi dạ dày và nội soi đại tràng để quan sát đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để phân tích cụ thể tình trạng của người bệnh.
Thông thường, nếu khám bệnh tiêu hóa ở mức nhẹ thì sẽ không có quá nhiều yêu cầu. Nếu tình trạng không nghiệm trọng bệnh nhân sẽ không cần nhịn ăn trước khi khám tiêu hóa. Với các thủ thuật nội soi dạ dày và nội soi đại tràng bác sĩ sẽ hướng dẫn và thông báo cho bệnh nhân nên chuẩn bị gì trước khi khám tiêu hóa.
Bước khám lâm sàng thường thực hiện với hầu hết bệnh nhân kiểm tra bệnh đường tiêu hóa. Ở bước này người bệnh sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và tình trạng tổng thể không xâm lấn. Dựa trên biểu hiện của cơ thể, kết hợp tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và yếu tố di truyền bác sĩ thường sẽ cân nhắc đánh giá có nên thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng không. Xét nghiệm cận lâm sàng sẽ lấy mẫu phân, hơi thở và các hình chụp cùng nội soi đại tràng và nội soi dạ dày. Trong bước này bệnh nhân cần nhịn ăn hoặc tránh ăn đủ thời gian yêu cầu để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch do thực phẩm và các phản ứng gây ra. Đặc biệt là trường hợp yêu cầu nội soi bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau:
Ngoài ra, bệnh nhân khi khám bệnh cần chuẩn bị các hồ sơ bệnh án cũ để tiện theo dõi. Dựa theo yếu tố dị ứng di truyền và bệnh lý nền bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp kiểm tra kết hợp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Chuẩn bị gì trước khi khám tiêu hóa tùy thuộc nhiều vào triệu chứng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra lâm sàng để đánh giá tổng quan nguy cơ mắc bệnh và trao đổi cùng bác sĩ để được hướng dẫn cần chuẩn bị gì trước khi khám tiêu hóa tránh gây sai lệch kết quả xét nghiệm làm ảnh hưởng đến phán đoán và hướng điều trị.
Nguồn: patient.info
226
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
226
Bài viết hữu ích?