Zalo

Phụ nữ nên uống sắt khi nào để đảm bảo hiệu quả?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể khi tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng khác nhau. Do đó bổ sung sắt là một biện pháp duy trì sức khỏe, đặc biệt là ở đối tượng nhạy cảm như phụ nữ. Vậy phụ nữ nên uống sắt khi nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

1.Đối tượng phụ nữ nào cần uống sắt?

Phụ nữ có nên bổ sung sắt, nếu có thì bổ sung như thế nào là câu hỏi rất được quan tâm. Theo bác sĩ, sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng hợp Hemoglobin và Myoglobin, 2 hợp chất tham gia tạo ra các tế bào máu. Hemoglobin chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Do đó thiếu hụt sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu, bên cạnh đó là nhiều vấn đề khác như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, da xanh, nhịp tim không đều, mệt/khó thở khi vận động mạnh, suy giảm hệ miễn dịch…

Theo bác sĩ, mỗi ngày cơ thể sẽ mất đi một lượng sắt nhất định thông qua các tế bào da chết và quá trình làm việc của các hệ thống bài tiết. Do đó, bổ sung sắt qua đường uống là cần thiết để bù đắp lượng đã mất đi nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và đảm bảo duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, phụ nữ từ giai đoạn dậy thì cho đến trước khi mãn kinh là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao nhất do chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng hoặc do mang thai hay sinh con. Biện pháp bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng đôi khi không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể nên biện pháp uống sắt là cần thiết, vì mang lại hiệu quả cao hơn và được khuyến khích trong nhiều trường hợp hơn.

Phụ nữ có nên bổ sung sắt, nếu có thì bổ sung như thế nào là câu hỏi rất được quan tâm
Phụ nữ có nên bổ sung sắt, nếu có thì bổ sung như thế nào là câu hỏi rất được quan tâm

2.Bổ sung sắt cho phụ nữ cần lưu ý gì?

Bổ sung sắt cho phụ nữ cũng tương tự các trường hợp khác, tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng sớm, vì đây là thời điểm cơ thể vừa trải qua một khoảng thời gian nghỉ ngơi và lượng sắt trong cơ thể cũng đang ở mức thấp nhất. Theo bác sĩ, phụ nữ uống sắt vào buổi sáng sớm sẽ giúp tối ưu hóa mức độ hấp thu sắt của cơ thể.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là hầu hết với các chế phẩm viên uống bổ sung sắt hiện nay đều có thể gây kích ứng dạ dày khi uống lúc bụng đói. Do đó, hầu hết khuyến nghị hiện nay của chuyên gia là phụ nữ nên uống sắt sau bữa ăn sáng từ 1 đến 2 giờ. Một số trường hợp chị em có thể lựa chọn uống sắt trước hoặc sau bữa trưa nhưng nên hạn chế uống buổi chiều hoặc tối. Với các chế phẩm viên uống chứa sắt hữu cơ, chị em có thể uống trong hoặc ngay sau bữa sáng/bữa trưa để các hoạt chất hòa tan hiệu quả và gia tăng khả năng hấp thu.

Một số vấn đề khác cần lưu ý khi phụ nữ muốn uống viên sắt là nên xét nghiệm và quan tâm đến các triệu chứng thiếu sắt. Các bác sĩ hoặc nhân viên y tế tốt nhất nên tiến hành một số xét nghiệm cụ thể để xác định nồng độ sắt trong cơ thể phụ nữ, từ đó đưa ra biện pháp bổ sung phù hợp. Xét nghiệm sắt là một xét nghiệm thông thường và có thể thực hiện trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Liên quan đến các triệu chứng thiếu sắt, bác sĩ cho biết đa phần bệnh nhân sẽ có mức năng lượng trong ngày thấp, đi kèm với đó là tình trạng mệt mỏi, rụng tóc và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác của thiếu sắt là chóng mặt và tay chân lạnh. Những chị em gặp những triệu chứng kể trên nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và thực hiện xét nghiệm máu để xác định chính xác bản thân có cần uống viên bổ sung sắt hay không. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết những chị em có chế độ ăn thuần chay nên chủ ý kiểm tra lượng sắt trong cơ thể vì nguy cơ thiếu hụt sẽ cao hơn.

Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể khi tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng khác nhau
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể khi tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng khác nhau

3.Phụ nữ nên bổ sung sắt như thế nào?

Phụ nữ nên uống sắt khi nào là chủ đề rất được các chị em quan tâm. Để duy trì sức khỏe tổng thể và giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu máu, chị em có thể xem xét bổ sung sắt trong một số thời điểm cụ thể như sau:

  • Khi đến chu kỳ hành kinh: Mỗi tháng, lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể chị em mất đi một lượng sắt đáng kể, điều này có thể góp phần gây thiếu sắt và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao…, đặc biệt là những trường hợp bị cường kinh hay rong kinh. Bổ sung sắt trong thời điểm này sẽ giúp cơ thể chị em được bù đắp nhanh chóng lượng sắt thiếu hụt, qua đó ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và đồng thời giảm thiểu những tác động do mất sắt đột ngột;
  • Trước khi mang thai: Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Một trong những thời điểm được khuyến cáo là trước khi mang thai do nhu cầu sắt tăng lên nhanh chóng. Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên uống viên sắt trước khi mang thai từ 1-3 tháng để đảm bảo cơ thể có đủ lượng sắt dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung tối thiểu 300mg sắt mỗi ngày trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi;
  • Thời kỳ mang thai: Cơ thể phụ nữ mang thai yêu cầu một lượng sắt cao đáng kể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Theo bác sĩ, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể, thiếu sắt sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, chán ăn…, nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh và thậm chí đe dọa tính mạng bà bầu. Đối với thai nhi, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng bào thai, thai sinh non, nhẹ cân và ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực và trí lực sau này;
  • Sau khi sinh con: Trong quá trình chuyển dạ và sinh con, chị em sẽ bị mất đi một lượng máu đáng kể. Do đó bà mẹ sau sinh không nên bỏ qua việc bổ sung sắt nhằm mục đích kích thích tái tạo hồng cầu để bù lại lượng máu đã mất, đồng thời kích thích tăng cường miễn dịch và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Vậy phụ nữ nên bổ sung sắt như thế nào trong giai đoạn sau sinh. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà bà mẹ sau sinh có thể uống sắt trong thời gian 6-12 tuần hoặc lâu hơn;
  • Uống sắt định kỳ: Nhu cầu sắt của chị em thường cao hơn đàn ông, do đó ngoài các giai đoạn kể trên thì việc bổ sung sắt định kỳ là một biện pháp quan trọng để chị em duy trì sức khỏe tổng thể. Biện pháp bổ sung sắt định kỳ sẽ giúp chị em đảm bảo cơ thể luôn có đủ lượng sắt cần thiết để thực hiện các chức năng cơ bản và ngăn ngừa thiếu máu. Chị em phụ nữ có thể cân nhắc bổ sung sắt từ 2 đến 3 đợt mỗi năm, mỗi đợt sẽ kéo dài 2-3 tháng với liều lượng 15-30mg mỗi ngày;
  • Khi có biểu hiện thiếu sắt: Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh…, chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Dựa vào kết quả các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng bổ sung sắt phù hợp để cải thiện sức khỏe;
  • Khi hoạt động thể lực thường xuyên: Theo bác sĩ, sắt không chỉ cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể mà còn là yếu tố quan trọng tham gia quá trình chuyển hóa carbohydrate và cung cấp oxy cho cơ bắp trong quá trình vận động thể lực. Với chị em thường xuyên vận động ở cường độ cao, đặc biệt là các vận động viên, việc chú ý đến việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi phụ nữ nên uống sắt khi nào. Điều này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung sắt phù hợp để cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc bổ sung qua liệu trình bổ sung vitamin và khoáng chất đường tĩnh mạch để cơ thể hấp thu nhanh hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:megafood.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Có nên dùng nước ép bổ sung sắt cho cơ thể không?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Vì sao uống thuốc bổ sung sắt đi ngoài màu đen?

Vì sao uống thuốc bổ sung sắt đi ngoài màu đen?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

Các loại trái cây bổ sung sắt tốt nhất bạn đừng bỏ qua

19

Bài viết hữu ích?