Zalo

Tìm hiểu nhu cầu sắt cho người trưởng thành

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Không chỉ có trẻ nhỏ mà người trưởng thành cũng cần được bổ sung sắt đầy đủ để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý và nâng cao sức khỏe. Vậy nhu cầu sắt cho người trưởng thành là bao nhiêu hay người trưởng thành 1 ngày cần bao nhiêu sắt?

1. Nhu cầu sắt cho người trưởng thành có gì đặc biệt?

Sắt là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Thiếu sắt lâu dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến khoảng 4-5 triệu người Mỹ mỗi năm. Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, gây ra tình trạng mệt mỏi và chóng mặt. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kinh nguyệt và những người đang chạy thận nhân tạo nằm trong số những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Trong cơ thể, sắt là thành phần chính của  huyết sắc tố, một loại protein trong hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nếu không có đủ chất sắt, sẽ không có đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy dẫn đến mệt mỏi. Sắt cũng là một phần của myoglobin, một loại protein mang và lưu trữ oxy đặc biệt trong các mô cơ. Đặc biệt, sắt rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng não khỏe mạnh ở trẻ em cũng như cho việc sản xuất và hoạt động bình thường của các tế bào và hormone trong cơ thể.

Thông thường nhu cầu sắt cho người trưởng thành được cung cấp qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu chất sắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên dẫn đến sắt từ chế độ ăn uống không đáp ứng nhu cầu sắt ở người trưởng thành. Tình trạng thiếu sắt thường gặp nhất ở phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú và những người có chế độ ăn thiếu chất sắt.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sắt ở người trưởng thành, bao gồm:

  • Những người giảm nồng độ acid dạ dày do tiêu thụ quá nhiều thuốc kháng acid hoặc đang mắc các bệnh lý như thiếu acid dịch vị hoặc cắt một phần dạ dày, có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và có nguy cơ bị thiếu sắt cao.
  • Phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt có nhu cầu khuyến nghị về sắt tăng lên để bù lại lượng mất do kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm giảm mất máu kinh nguyệt. Vì vậy, những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống có thể có nhu cầu về sắt thấp hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp thay thế hormone có thể gây ra chảy máu tử cung ở phụ nữ khiến nhu cầu sắt cao hơn so với những phụ nữ sau mãn kinh không sử dụng liệu pháp này.
  • Người ăn chay thường có nguy cơ thiếu sắt cao, vì cơ thể hấp thụ sắt heme trong động vật tốt hơn sắt non-heme trong thực vật. Các nhà khoa học ước tính rằng giá trị sinh học của sắt từ chế độ ăn chay thuộc mức trung bình hấp thu khoảng 10%. Do đó, nhu cầu về sắt ở người ăn chay cao gấp 1.8 lần so với những người có chế độ ăn bình thường.
  • Những người thường xuyên hiến máu có nhu cầu về sắt cao hơn. Nếu bạn hiến máu khoảng 500ml một lần mỗi năm thì bạn cần bổ sung lượng sắt mất tương ứng khoảng 0.6 mg/ngày trong một năm.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ sắt trong cơ thể thường thấp ở những người tham gia các hoạt động thể lực mạnh và thường xuyên. Các nhà khoa học chỉ ra rằng hoạt động thể lực thường xuyên có nhu cầu sắt cao hơn 30 đến 70% những người không thường xuyên tham gia tập thể dục tích cực. 
  • Có tới 60% bệnh nhân ung thư ruột kết bị thiếu sắt khi chẩn đoán do mất máu mãn tính. Tỷ lệ thiếu sắt ở bệnh nhân mắc các loại ung thư khác dao động từ 29% đến 46%. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác do chán ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu sắt ở những bệnh nhân ung thư.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc những người đã trải qua một số phẫu thuật đường tiêu hóa có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì hạn chế chế độ ăn uống, kém hấp thu sắt hoặc mất máu ở đường tiêu hóa. Sự kết hợp giữa lượng sắt đưa vào thấp và lượng sắt mất đi nhiều có thể dẫn đến thiếu hụt sắt, giảm sản xuất huyết sắc tố và thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
  • Khoảng 60% bệnh nhân suy tim mạn tính bị thiếu sắt và 17% mắc thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm đối tượng này. Nguyên nhân tiềm ẩn gây thiếu sắt ở người bị suy tim bao gồm dinh dưỡng kém, kém hấp thu,việc huy động kho sắt bị lỗi, chứng suy nhược, sử dụng aspirin và thuốc chống đông máu đường uống có thể dẫn đến mất một ít máu trong đường tiêu hóa

2. Bảng nhu cầu sắt cho người trưởng thành theo tuổi

Nhu cầu sắt ở người trưởng thành phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và việc bạn có đang có kinh nguyệt, đang mang thai, đang cho con bú và có mắc các bệnh lý đường tiêu hóa hay không. Cung cấp quá ít hoặc quá nhiều sắt trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như các vấn đề về gan, thiếu máu do thiếu sắt và tổn thương tim.

Vậy người trưởng thành 1 ngày cần bao nhiêu sắt?

2.1 Đàn ông trưởng thành 1 ngày cần bao nhiêu sắt?

Nhu cầu sắt của đàn ông sẽ ổn định khi trưởng thành. Nguyên nhân là do sự phát triển về thể chất và trí não ở đàn ông đã chậm lại ở tuổi 19. Vì vậy dù 19 hay 99 tuổi, đàn ông trẻ và lớn tuổi đều cần 8 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe.

Tuy nhiên, những người đàn ông năng động hơn, chẳng hạn như vận động viên sức bền có thể cần nhiều sắt hơn số lượng này, vì cơ thể sẽ mất chất sắt qua mồ hôi.

Đàn ông trưởng thành cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày
Đàn ông trưởng thành cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày

2.2 Phụ nữ trưởng thành 1 ngày cần bao nhiêu sắt?

Phụ nữ có kinh nguyệt có nhu cầu sắt cần cung cấp mỗi ngày cao hơn. Nguyên nhân là do lượng máu mất trong chu kỳ kinh chứa khoảng 70% lượng sắt trong cơ thể và khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ mất trung bình khoảng 2 mg sắt mỗi ngày do máu chảy ra từ niêm mạc tử cung. Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 tuổi sẽ cần 18 mg sắt mỗi ngày. Các vận động viên nữ có nhu cầu cao hơn về lượng sắt bị mất qua mồ hôi.

Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên sẽ cần cung cấp cho cơ thể 8 mg sắt mỗi ngày. Điều này giải thích cho sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, được đánh dấu bằng sự kết thúc của kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ khi mang thai nhu cầu sắt sẽ tăng lên 27 mg mỗi ngày để hỗ trợ nhu cầu phát triển của thai nhi.

Phụ nữ đang cho con bú nhu cầu sắt sẽ giảm so với mức cần thiết trong thời kỳ mang thai. Do đó, phụ nữ đang cho con bú cần 9-10 mg sắt mỗi ngày tùy theo độ tuổi.

3. Các thông tin cần lưu ý về nhu cầu sắt cho người trưởng thành

Trong trường hợp nếu cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu sắt ở người trưởng thành sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sắt. Thiếu sắt xảy ra theo từng giai đoạn. Dạng nhẹ bắt đầu bằng việc giảm lượng sắt dự trữ, thường là do chế độ ăn ít chất sắt hoặc do chảy máu quá nhiều. Nếu tình trạng này không được giải quyết, giai đoạn tiếp theo là lượng sắt dự trữ ngày càng cạn kiệt, lượng hồng cầu giảm và cuối cùng dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bạn cần lưu ý, bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Choáng váng
  • Lú lẫn, mất tập trung
  • Nhạy cảm với lạnh
  • Hụt hơi
  • Tim đập loạn nhịp
  • Da nhợt nhạt
  • Rụng tóc
  • Móng tay giòn và dễ gãy
  • Thèm đất, đất sét, nước đá hoặc những thứ không phải thực phẩm

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Vì vậy, nếu xuất hiện các biểu hiện của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào lượng sắt cơ thể thiếu hụt mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các phương pháp bổ sung sắt cho cơ thể phù hợp.

Một số cách bổ sung sắt cho cơ thể, bao gồm:

  • Bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt bò, thịt lợn, gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm và các loại đậu cũng như các sản phẩm từ đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ.
Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu chất sắt
  • Bổ sung lượng sắt thiếu hụt cho cơ thể bằng các sản phẩm viên sắt uống. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt. Thường phải mất từ ​​3 đến 6 tháng để khôi phục lại lượng sắt trong cơ thể. 
  • Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer để giúp tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Phương pháp Venofer thường chỉ mất một hoặc vài buổi để khôi phục lại mức độ sắt thiếu hụt của cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc những người mắc bệnh mãn tính có thể nhận được nhiều sắt hơn bằng phương pháp này. Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch bằng phương pháp Venofer được chỉ định để điều trị thiếu hụt sắt trong các tình huống như bệnh nhân không dung nạp được với sắt đường uống, nhu cầu lâm sàng cần cung cấp sắt nhanh chóng nhằm bổ sung các kho sắt, mắc bệnh lý viêm đại tràng nặng không dung nạp được các chế phẩm của sắt và bệnh nhân không tuân thủ liệu pháp uống sắt.

Tóm lại, nhu cầu sắt cho người trưởng thành sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và có đang mang thai, cho con bú hay mắc các bệnh lý đường tiêu hóa hay không. Tốt nhất để biết cơ thể có đang thiếu sắt hay không và phương pháp nào là bổ sung sắt hợp lý, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: hsph.harvard.edu - healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Nên bổ sung sắt trước hay sau ăn để phát huy tối đa tác dụng?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

Có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

103

Bài viết hữu ích?